MẶT TRỜI VÀ DA THỊT
André Velter (Pháp)
André Velter sinh năm 1945 tại Signy-l¹Abbaye, vùng Ardennes. Tập sách đầu tay của ông (Aisha, 1966) là tập in chung với Serge Sautreau. Là tác giả của nhiều tập sách nghiên cứu, lý luận, nhưng Velter trước hết là một nhà thơ. Các tác phẩm thơ chính của ông bao gồm: “Passage en force”, “Étapes brûlées”, “Ouvrir le chant” “L¹Enfer et les fleurs”, “L¹Arbre-Seul”, “Du Gange à Zanzibar”, “Le Haut-Pays”, “La vie en dansant”, “Zingaro suite équestre”, “Le septième sommet”, “L¹amour extrême”, “Une autre altitude”, “Au Cabaret de l¹éphémère”. Giống như Blaise Cendrars, André Velter sống cùng với thơ và những chuyến đi dài: tới Afghanistan, Ấn Độ, Népal, Tây Tạng, Viễn Đông… Ông là người sáng lập chương trình “Thơ về Lời” trên đài phát thanh France Culture (Nước Pháp Văn hóa). Ông là người phụ trách nhiều chương trình và tủ sách nổi tiếng: Agora (1995-1998); Poésie Studio (1997-1999); Les Poétiques (1995-1999); Orphée Studio (2001-2004), v.v… Ông từng là người phụ trách tạp chí Caravanes của NXB Phébus (1989-2003) và hiện là giám đốc tủ sách thơ L¹Arbalète của NXB Gallimard.
Sa mạc mang giấc mơ chân trời
Ảo giác hoa da thịt
Cơn say đại dương khô
Và mặt trời như gã điên si tình
Thật xa, có những điều không bao giờ trở lại
Ngọn lửa cháy dở dang
Cơ giận vì được mất
Cô gái Bohemienne ngủ thiếp vĩnh hằng
Ngươi đang tiến về một mùa khác
Đó chắc hẳn là mùa thứ năm
Mùa lưu giữ hoa thơm dưới tuyết
nhờ ân huệ của quỷ giữa trưa
Không có ngươi ở bên hoa trái
Chỉ những chồi non mới sẽ tái sinh
Trên đôi bờ tột cùng của mùa đông giá
Hoặc nơi đây, ở giữa mùa hè
Vận may đến với những ai bùng cháy
Ngươi đã sống cuộc đời khác rồi
Chỉ có cái đẹp
Nguyên sơ mới xứng với chúng ta
Le soleil et la peau
André Velter
Le désert porte le rêve de l¹horizon
Mirage à fleur de peau
Ivresse d¹océan sec
Et le soleil comme un amoureux fou
Si loin, il y a ce qui ne revient pas
Le feu inaccompli
La colère par pertes et profits
La Bohémienne à jamais endormie
Tu avances vers une autre saison
La cinquième sans doute
Qui garde les fleurs sous la neige
Et midi à la grâce du démon
Tu n¹es pas du côté des fruits
Les bourgeons seuls vont renaître
Aux rives extrêmes de l¹hiver
Ou dans le plein été, ici
La chance se donne à ce qui brûle
Tu vis déjà d¹une autre vie
Il n¹est que la beauté pour être
Au débotté digne de nous
MỘT ĐÊM
Marielle Anselmo (Pháp gốc Thụy Sĩ)
Sinh năm 1965 tại Lausanne và lớn lên tại Tunisie, Marielle Anselmo xuất thân từ một gia đình Italia-Malta cư trú lâu đời tại quốc gia châu Phi này. Đến Pháp lúc 18 tuổi, bà sống hai năm tại Aix-en-Provence rồi chuyển về Paris cho đến khi đến định cư tại Fukuoka, Nhật Bản, nơi bà giảng dạy văn học Pháp. Thơ của bà được in trên nhiều tạp chí của Pháp và Tunisie. Hiện bà là Giám đốc quỹ Saint-John Perse (Fondation Saint-John Perse) tại Aix-en-Provence, đồng thời viết phê bình và cộng tác với các tạp chí có uy tín như “Lettres Français” (Văn học Pháp), “Bulletin des Bibliothèque de France”. Chúng tôi xin giới thiệu một bài thơ của bà.
trong một ngày
em tôi
hóa
người già
một ngày
chợt đến
quầng thâm dưới mắt trái này
thay cho trái tim
như dấu hiệu em
vắng mặt
không lửa không đèn
đêm nay
không nhà
không chốn
bao năm rồi
như con thú
chẳng uống
chẳng khát
bầu tối tăm đáng sợ
của trời
đổ xuống
trong lồng ngực
mọi ngôn từ
đã mất
đêm cuối cùng
không ai biết đó là
đêm cuối
như hai đứa trẻ
trong một căn phòng
sáng ra
mất một
qua một ngày
từ chị
của ngôn ngữ
đã biến đi
và tên em dịu dàng
tên một con chim
đủ lông đủ cánh
chúng ta
mãi
chia lìa
phiêu bạt
trích từ cuốn “Jardins” (Nhà xuất bản Tarabuste, 2009)
Une nuit
Marielle Anselmo
en un jour
mon frère
un vieillard
devenu
venu en un jour
ce cerne
sous l’oeil gauche
à la place du coeur
comme un signe de toi
manquant
ni feu ni lampe
ce soir
ni maison
ni lieu
pendant des années
comme un animal
sans boire
sans soif
l’épouvantable obscurité
du ciel
tombée
dans la poitrine
tous les mots de la langue
sont perdus
la dernière nuit
personne ne sait que c’est la dernière nuit
comme deux enfants
dans la même chambre
au matin
l’un n’est plus
en un jour
le mot soeur
de la langue
disparu
et ton doux nom
d’oiseau
plein d’ailes
on
nous a
séparés
dispersés
extrait de Jardins
(éditions Tarabuste, 2009)
SẼ KHÔNG BƯỚC VÀO…
Francis Dannemark (Bỉ)
Sinh ngày 13 tháng Tư năm 1955 tại vùng biên giới Pháp-Bỉ, học triết học và văn chương tại đại học tổng hợp Louvain, Francis Dannemark đã từng lãnh đạo một tạp chí văn học, «La Vigie des Minuits Polaires» (Người gác đêm Địa cực), và làm nhiều nghề như dạy học, gác đêm, dịch thuật, phê bình điện ảnh, trợ lý tổng biên tập một tạp chí, tuỳ viên văn hóa, điều hành trại sáng tác, giám đốc một trung tâm văn hóa ở Bruxelles… Nhưng viết văn mới thực sự là nghề chính của anh. Francis Dannemark đã xuất bản chừng hai chục tác phẩm, bao gồm tiểu thuyết, thơ, tiểu luận và tuỳ bút.
Sẽ không bước vào, cơn mưa lễ độ
đang gõ vào ô kính.
Sẽ không bước vào, cơn gió
được đẽo gọt không phải dạng trăng tròn.
Sẽ không bước vào, lúc bình minh đang dậy,
cuộc đối thoại dai dẳng của chim muông,
Sẽ không bước vào cả đôi mèo trắng.
Sẽ không bước vào, danh mục bất tận
của những dự án. Sẽ không bước vào, niềm hối tiếc.
Sẽ không bước vào, bài hát của những nàng tiên cá ngọt ngào.
Không có gì.
Không có gì bước vào.
Không có gì hết ngoài em.
Ngoài em, người không còn ở đó,
ngoài em, người mà sự vắng mặt
ngự trị suốt bốn mùa và sự trang hoàng lâu bền
những ngày chẵn, những ngày lẻ, những ngày đã mất,
sự trang hoàng vĩnh cửu
của những được mộng mụ nhân đôi.
N’entrera pas…
Francis Dannemark
N’entrera pas la pluie polie
qui frappe au carreau.
N’entrera pas le vent carré,
pas la forme pleine de la lune.
N’entrera pas à l’aube
le dialogue persévérant des oiseaux,
n’entrera pas le tandem des chats blancs.
N’entrera pas le fichier sans fin
des projets, n’entrera pas le regret.
N’entrera pas la chanson douce des sirènes.
Rien.
Rien n’entrera.
Rien d’autre que toi.
Rien que toi qui n’es pas là,
que toi dont l’absence occupe
les quatre saisons et le décor constant
des jours pairs, perdus et impairs,
le décor permanent
des nuits doublées de rêves.
Ngô Tự Lập dịch từ tiếng Pháp
Nguồn: Tạp chí Nhà văn.