Nhà thơ Arthur Rimbaud.
Jean-Nicolas-Arthur Rimbaud. Sinh vào ngày 20 tháng Mười năm 1854, là con thứ hai trong gia đình dòng họ Rimbaud. Cha tên là Frédéric Rimbaud, mẹ tên là Vitalie Cuif. Gốc Pháp thuộc giáo phái Ki-Tô-La-Mã (Roman Catholic). Cả hai xuất thân trong một gia đình nông dân bình thường. A. Rimbaud luôn mang nặng tâm tư về cái tên họ của mình. Thuở xa xưa được gọi là ‘ribaud’ lấy từ nguyên nghĩa của ‘rimbaldus’ danh xưng của tầng lớp hạ lưu trong xã hội, nhưng qua bao thế hệ được xét lại và minh định chính danh một cách đích thực tên gọi là Rimbaud, một tên gọi hài hoà và tự nhiên như mọi tên gọi khác.
Ngoài cái chết ra thì chẳng một ai biết được những bước tiên khởi ‘avant-garde’ của Rimbaud để lại. Arthur Rimbaud là một trong những người đứng ra chống đối, bài bác để giải phóng toàn bộ thứ văn hoá đình trệ của thế kỷ XX.
Ông là nhà thơ đầu tiên khám phá ra một phương thức khoa học thực nghiệm trong thơ; hầu thay đổi được tính sinh tồn tự nhiên của nó (nature of existence) và cuộc phiêu lưu đồng-tình-luyến-ái đầu tiên trong đời ông như một kiểu thức để thay đổi bộ mặt xã hội của thời bấy giờ và cũng là lần đầu từ bỏ những gì có tính thần thoại cổ điển. Những gì Rimbaud nói và thực hành là được đánh giá cao nhưng cũng còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và thời gian. Không biết Rimbaud có chờ đợi như Nguyễn Du chờ đợi, để rồi cùng tấu những thơ-khúc ai oán của đời dành cho họ?
Thơ của Rimbaud là một thứ thơ phóng đãng của đầu thế kỷ XX, những dòng thơ đó đem lại sự sống còn cho tới ngày nay, được trải rộng đầy kinh ngạc đối với giới yêu thơ. Cho dù giữa thập niên 80 (thế kỷ XIX), nước Pháp trong thời kỳ suy tàn thì người ta gióng lên tiếng nói của chàng thanh niên trẻ Rimbaud như con người cứu chuộc, con người của giải phóng ‘Messiah’. Rimbaud xuất hiện đúng lúc như một vì sao giữa vũ trụ này. Ông sống hiện sinh qua bao cuộc thăng trầm giữa đời, vật lộn bao thử thách và chấp nhận mọi tình huống điêu đứng khác, Rimbaud kiên trì chịu đựng những thử thách khác nhau, du hành qua 13 quốc gia trên địacầu, sống với vai trò công nhân nhà máy, dạy kèm kiếm cơm, đi ăn xin, phu bến tàu, mánh mung (mercenary) đổi tiền, bán thuốc, buôn súng, đi buôn và dựa vào lòng tin của những người thường trú ở miền nam Abyssinia để rao giảng về Hồi giáo.
Rimbaud có tầm nhìn rộng lớn đối với chúng ta; một con người nghệ sĩ bung phá. Đúng như thế! Albert Camus có lần nói: “Nhà thơ của phản kháng, đó là những gì vĩ đại nhất của tất cả những gì để lại” (The poet of revolt, and the greatest of them all).
Thi tứ của Rimbaud, được coi như trường phái Tượng Trưng, trường phái Siêu Thực, một kiểu thức riêng của nhà thơ bung phá, của đám sinh viên ưa nổi dậy, với những câu thơ bốc lửa, những con người khám phá, xung phong và nguồn cảm hứng xuất phát từ độc dược , tất cả đã thể hiện trong cuộc đời cũng như trong thơ của Rimbaud; mà điều đó được xem như một cảm thức chung (common sense) cho nên Rimbaud đã sống đúng thời thượng của chính mình. Rimbaud đưa phong cách sống đó vào đời, kéo dài qua 4 thế hệ như việc làm tiên phong, một lối thoát cấp thời dành cho những buổi thảo luận đòi hỏi đổi mới tư duy.
Oái ăm thay. Bao nhiêu kinh nghiệm trung thực của Rimbaud được đời gán cho hai chữ ‘mị ngôn’, thực ra tiếng nói đó giúp ông thành lập một quan niệm thực nghiệm trong văn chương, có thể học hỏi như một thứ chữa trị riêng biệt từ những cái gọi là không chuyên nghiệp đầy ngổn ngang gò đống của cuộc đời này.
It is ironic that the experiments Rimbaud referred to as his ‘verbal alchemy’ have helped to establish the idea that literary texts should be studied in clinical isolation from the unprofessional muddle of a life.
Thi văn và lối sống của Rimbaud đặc biệt ảnh hưởng lớn đến những văn nhân ngày nay, góp phần làm nên những tác phẩm cho họ: Pablo Picasso, André Breton, Jean Cocteau, Allen Ginsberg, Bob Dyland and Jim Morrison. Rimbaud là tấm gương phản chiếu vào mọi hoàn cảnh của cuộc đời đang sống.
Về luân lý, đạo đức và tài năng, chàng thanh niên ‘Raimbaud’ ở tuổi 15, 16 không có tư chất của con người bình thường, biến tính thành một con người quái dị. Ông đã dựng nên những bài thơ không giống ai, những tác phẩm của ông hoàn toàn không ai hiểu thấu và sự nông nỗi của một đời sống hiện sinh mà ông đã dấn thân. Đời ông và thơ thật khác người; ngay những thư gởi bạn với giọng văn mập mờ, khó hiểu chứa đựng một lời lẽ thô tục, bẩn thỉu. Rimbaud đưa vào thơ với một ngữ-thơ nghe rất quái: “E=mc2: Je est un autre”. Tánh nào tật ấy, Rimbaud phát ngôn bừa bãi, đùa cợt ngu xuẩn kể cả niềm tin: “Tôi xưng tội là điều ngạc nhiên cho tôi” ‘I confess I was taken aback’ (Letters-1871)
“Một trí tuệ thần thánh điều đó chắc chắn là ánh hào quang của thứ ánh sáng thiên đường” ‘An angelic mind that was certainly illuminated by heavenly light’. Paul Claudel.
Tìm thấy trong thơ của Rimbaud là xác quyết được cái gì trong trắng, thơ ngây dù là những câu thơ chứa đựng ít nhiều phàm phu tục tĩu. Không giống ai; đó là cõi riêng của Arthur Rimbaud; xuất hiện như một đòi hỏi mà vẫn không mất tính hồn nhiên nhưng ý thức vô tội đó có thể không đi xa hơn hay lạc hướng thơ ông. Rimbaud làm thơ ở tuổi 15. Một nguồn thơ dâng trào không ngăn được với một tư tưởng vượt thoát để tìm thấy đích thực của thơ. Không như những nhà thơ đương đại, thơ ông không thuộc về văn chương hay tương đương một thứ văn chương trình diễn nhưng chứa đựng một chất liệu tạp nham của đời, toàn thân của bài thơ hầu như mang nặng bệnh lý tính một cách mơ hồ, khó hiểu. Đời ông là cả một sự hỗn loạn, một nỗ lực vô thừa nhận đó là mối quan hệ giữa Rimbaud và Verlaine. Từ đó nảy sinh ra những phiêu lưu thám hiểm, những thúc bách về tài chính, đường lối chính trị và tôn giáo những thứ đó tác động mãnh liệt trong một xã hội nô lệ ở những nơi Phi châu.
Rimbaud thường gợi lên những cảnh hoang phế ‘abandonment’ trong thơ của ông, tựa như một tai hoạ, điều đó không phải chỉ xảy ra một cách đơn phương mà tràn ngập bầu không khí chụp xuống đời ông.
Buồn thương cho đôi tay trẻ đầy thô bạo
Vàng pha lóng lánh trăng mùa hạ nằm êm trong lòng dâng hiển Thánh!*
( Regret des bras épais
Or des lunes d’avril au coeur du saint lit)
(Mémoire)
‘Je est un autre/ Tôi khác đời’ có thể là một sự ngộ nhận hay nhầm lẫn thường khi xảy ra trong văn chương Pháp. Sự diễn tả ấy như sắp đặt từ những cái tầm thường, vô vị để tạo nên cái khác lạ dị thường: ám chỉ một cái gì rất thường nhưng rất lãng mạn của cá tính riêng biệt, tạo được khe hở đặc biệt hơn; một cái gì không cần thiết, không cần phải sáng tỏ, một lối nói mù tăm: ‘Tôi là thi sĩ và tôi chẳng biết gì thơ’
(I was a poet and I didn’t know it). Bằng chứng Rimbaud là con người hướng về nội quan, hình thức bí hiểm đó là những thứ dụng văn để vượt qua sự thông đạt của con người. Rimbaud tạo ra được một cái nhìn tinh tế. Nhận ra được nhãn hiệu của chữ ‘TÔI’- điều đó không thể tách ra được, một trách nhiệm luân lý ‘tự ngã/self’ mà những thứ đó nó nằm trong lòng của những người Thiên chúa giáo và những triết gia Phương tây đã tìm thấy; thử tưởng tượng ra một cái gì thô tục, những thứ đó hiện diện thường trực trong trí óc con người như một khối u của ý thức.
Nguồn gốc minh định sự sáng suốt đó là một sự đối chiếu đơn giản của hiện tượng; trí tuệ sáng suốt tự chính nó là tác động và sáng tạo trong thơ của Rimbaud.
Rimbaud được mô tả như một tiến trình của một hình ảnh huy hoàng tuyệt hảo: Nhà thơ vừa là thính giả, vừa là nhà điều khiển nhạc của một đại thính đường Rimbaud.
Không có gì mới mẻ về sự minh mẫn trong thơ của Rimbaud. Chẳng qua ông ta tìm thấy cái tư tưởng giản đơn trong những tác phẩm của Baudelaire hoặc của Hippolyte Taine. Rimbaud đã sử dụng cách khác, tuy nhiên; ông đã khéo léo cách dụng văn táo bạo và cường độ để làm cho câu thơ trở nên lẫy lừng và riêng biệt hơn.
Cùng một sắc thái của sự kinh ngạc đó; chính là cảm hứng gần gũi thân thiết, ông quyết định triệt tiêu sự cưỡng bách về giáo dục, luân lý ràng buộc và độc quyền kiểm soát có nghĩa là kiểm soát luôn phần vật phẩm của trí thức. Đây cũng là nguyên nhân đưa tới sự quá khích trong ông. Giống sự chuyển động của Newton, cái ‘thì’ của Einstein và cái nhiệt độ thời tiết của Lorenz mà những thứ đó không thể sờ mó được để thấy và mang lại sự phân tích. Thời điểm đó không thể tạo cho ông vào năm 1871, ông xét nghiệm khả năng của mình về việc tháo gỡ lời chỉ trích, phê bình quá độ của hình ảnh phi tưởng mà hình ảnh đó không bao giờ dứt điểm.
Trong những tác phẩm của Rimbaud đều ghi lại dấu vết của tuổi thơ mà ông đã dẫm qua – căn gác xép, hầm rượu, buồng ngủ và nhà xí – đó là nơi trú ẩn gần gũi bên mẹ là những hiện hình tuyệt thú của đời ông. ‘Je est un autre/ Tôi khác đời’ câu nói đó được coi là phương châm dành cho tuổi thơ, như thường khi mắng yêu ‘thằng con lạ đời’ của mẹ nựng con, những lời lẽ đó thấm sâu vào lòng ông; chân tình mỗi khi nhớ đến…
Rimbaud đùa cợt một cách hung hãn có khác gì trong thơ ông, nhưng không; Rimbaud mượn cái sự cớ ấy để diễn giải một ý thức khác trong thơ, như chúng ta đã biết Rimbaud là con người luôn ở trạng thái hỗn loạn tâm thần, do đó lời ăn tiếng nói đôi khi không làm đẹp lòng người nghe, những cử chỉ đó đã ảnh hưởng đến tình bạn của ông cũng như những quan hệ khác, sự trầm trọng mặc khải giữa Verlaine và Rimbaud về sau này. Chính cái tinh thần bạo dâm của ông là một ‘thí nghiệm’. Đời sống thường nhật đối với ông là cả một cô đơn, trống vắng chả còn phát hiện những cảm hứng nào hơn. Quan niệm đó làm cho Rimbaud cảm thấy buồn cười cho chính mình mà những điều đó làm vơi đi ám ảnh sát khí, một lối nói ám thị việc đồng tình luyến ái. Với thói tính ấy, Rimbaud tự cho mình như một đứa trẻ quái gở, ngông cuồng cũng từ những vần thơ của Baudelaire; thiết tưởng điều đó nẩy nở trong lòng ông. Rimbaud tá hoả khi đọc Les Fleur du Mal đã có đôi phần ảnh hưởng đến Công – Xã Pháp thời đó.
Thi văn của Baudelaire thật sự xâm chiếm hồn thơ của Rimbaud khi ông đọc bài viết của Baudelaire ‘Un mangeur d’opium’ (Nghiện thuốc phiện), chính những nhận định đó để lại cho Rimbaud những suy tư: ‘Trong đáy vực thẳm của những đô thị sầm uất cũng như giữa bãi sa mạc hoang vu đều có những thứ xây dựng kiên cố và kiểu cách hợp thời lòng ao ước của con người… mỗi khi điều đó không còn là suy thoái và hao tổn tinh thần cho hắn nữa’.
(In the abyss of great cities, at in the desert, there is something which fortifies and fashions the heart of man… when it does not deprave and enfeeble him).
Những bài thơ bình thường hay những bài thơ phá lệ của Rimbaud đều cùng một thái độ xử thế như nhau, tất cả nó nằm trong một quy trình biến loạn tâm tư. Ở đây không phải là sự thoái bộ để đi tới giam cầm bởi tập quán, mà đó là một sự cố gắng chặt đứt những hệ luỵ cá nhân.
Để xác quyết những vần thơ ông làm ra; nghĩa là những cụm từ, đoản ngữ, những câu vô nghĩa lý, chính là sự thúc đẩy đi thẳng đến hành động hoặc là mơ về cái mệnh lệnh của thơ, luật tắc đó chính nơi cái tự có của Rimbaud, phút giây ấy; chính là sự khác lạ trong con người của Rimbaud. Đó là những tâm tình mà Rimbaud gởi gắm qua thư gởi bạn Izambard: Đây là ‘đối tượng của thi ca’, một thứ thi ca siêu việt, một cá tính đặc biệt, bởi vì; theo Rimbaud nguồn cơn căn bản chính yếu thuộc về khoa học nghệ thuật thơ.
Trong bài thơ 14 chữ hàm ý về một hiện tượng lạ, nhưng cũng bức ra hay trêu chọc cái lý thuyết siêu hình trừu tượng như bài thơ dưới đây:
Nguyên-Âm*
A đen, E trắng, I đỏ, U lục, O xanh – ấy là nguyên âm,
Ngày nào đó tôi kể cho nghe ngày sinh giấu kín của bạn:
A – chiếc nịt vú lông đen của những con ruồi quá đẹp
Đó là tiếng đàn chậm rãi xung quanh mùi man rợ
Bóng tối của vực thẳm. E – bốc hơi trắng xoá và những chiếc lều,
Tự hào thay những cây lao băng tuyết, vua trắng, rung động từng cụm hoa.
I – màu đỏ tía, khạc ra máu, duyên dáng mỉm môi cười
Hờn dỗi hay hôn mê của ăn năn
U – cực thánh, thần thông rung rinh bóng nguyệt của biển xanh màu
Những con thú bình yên – trải cánh đồng cỏ nhấp nhô luống cày
In dấu mạ kim trên đôi mày rộng lớn chăm lo
O – Lá bài cuối cùng của sự kỳ lạ và âm thanh nhức nhối,
Âm thanh vút ngang từ Vũ trụ với Thiên thần
O – Là chữ cuối cùng, là tia ngoại tuyến trong mắt Người! *
(Voyelles)
( A noir, E blanc, I rougr, U vert, O bleu : voyelles
Je dirai quelque jour vos naissances latentes :
A, noir corset velu des mouches éclatantes
Qui bombinent autour des puanteurs cruelles.
Golfes d’ombre ; E, candeurs des vapeurs et des tentes,
Lances des glaciers fiers, rois blancs, frissons d’ombelles ;
I, pourpres, sang craché, rire des lèvres belles
Dans la colère ou les ivresses pénitentes ;
U, cycles, vibrements divins des mers virides,
Paix de pâtis semés d’animaux, paix des rides
Que l’alchimie imprime aux grands fronts studieux ;
O, Supprême Clairon plein des strideurs étranges
Silences traversés des Mondes et des Anges :
– O l’Oméga, rayon violet de Ses Yeux ! )
(Mlle Rimbaud)
Đây là một bài thơ tối nghĩa như những bài thơ tối nghĩa khác đều đặc nằm trong đáy tâm hồn của Rimbaud: đó là cái nóng bỏng, hăng say cho sự tìm kiếm một sức mạnh của tư duy, điều có thể coi như sự huyền bí mê hoặc, hướng tới sự nhạy bén của trí thông minh. Liên hợp lại với nhau là giữ được sự tồn lưu hiếm hoi này như một ân huệ cho tuổi trẻ. Một ảnh hưởng lớn lao về sự phê bình dưới cái nhìn của những chữ ‘nguyên âm’ mà Rimbaud thường dùng được coi như đại diện đường nét xác thịt của phụ nữ là một sự kích thích dữ dội (U – là hình dáng lả lướt của người đàn bà với mái tóc xanh lục. ( Trong: Le Sonnet des Voyelles; Noulet).
Có một vài hình ảnh trong thơ Rimbaud; có thể phù hợp đúng như những kỷ niệm hoặc có những ấn tượng sâu xa; Chẳng hạn chữ A lớn có thể gợi ý cho ta thấy đôi cánh vỗ khi bay. Những trẻ mẫu giáo được giới thiệu bằng nguyên âm ‘i’ với chữ ‘rire’ bởi vì như ép lại để miệng cười. Nhưng đó là lối giải thích hợp lý cho nguyên âm, chữ ‘cầu vồng’ là hình ảnh tượng trưng cho Tristan Derème: những màu sắc sặc sở của cầu vồng và những nguyên âm được sắp xếp như tạo ra một cảnh êm đềm, những âm thanh đó không còn bế tắc -‘A đen, E trắng, I đỏ, U lục, O xanh’. Verlaine biết điều đó; không có thực sự biệt lập như thế trong thơ, mà có sự phỉnh phờ và sự phơi bày giữa hai trường hợp như thế. Verlaine nói: ‘Trên lý thuyết thì cho là đúng, tôi cảm thấy, vấn đề đó có thể hoàn toàn hờ hững đưa tới xa xôi tột cùng, chỉ có cái linh động, bén nhạy của Rimbaud mà thôi’.
“Theoretical exactitude, I feel, was probably a matter of complete indifference to the extremely witty Rimbaud.” (P. Verlaine)
Dù Rimbaud nhận nhiều lời phê bình hay ngợi ca chăng nữa, ý và hồn thơ của “Nguyên Âm” vẫn không thay đổi, một thể thơ nghịch và lạ, chính những điểm đó làm cho bài thơ sáng giá và nổi tiếng từ xưa cho đến nay, toàn bài thơ như ẩn tàng, như chứa đựng một cái gì riêng của Rimbaud. Từ lối dụng văn, sắp xếp câu thơ trong bài thơ Nguyên Âm cho ta thấy được Rimbaud đã vượt thời gian, có nghĩa rằng ở vào thế kỷ này người ta mới hình thành những thể loại thơ; Tân-Hình-Thức, Hậu-Hiện-Đại, Thơ-Không-Vần, Thơ-Lắp-Đặt, Thơ Nghệ-Thuật-Trình-Diễn… dù cố gắng cách mấy dưới mọi hình thức để thơ đi vào cõi riêng, nhưng vẫn không tìm cái khác lạ như Rimbaud đã tìm trước đây. Cái thiên tài, lý tính thơ nó nằm trong cái trục ấy, Rimbaud không làm nhiều thơ so với thế hệ ông như Victor Hugo, Baudelaire, Verlaine,… Cái ít của Rimbaud là cái hiếm có (rarely) chỉ xuất thần trong 4 năm làm thơ là cái để đời, không cần phải có trọng lượng lớn, dù có làm một triệu bài thơ, cái sự có đó vẫn đi thụt lùi mà không hay. Rimbaud sống mãi cho tới ngày nay mà không ai có thể sánh cái cốt cách đó, thi tứ đó. Chưa nói những tác phẩm lừng danh của ông đề lại.
Từ khi Rimbaud gặt hái những thành quả đầu tiên vào những năn 1871, 1872 về thể loại thơ văn xuôi (prose poetry), điều ấy cho ta một dự phỏng; có thể nói Rimbaud là người đi trước, một khám mới cho văn thơ ngày nay. Quan niệm của Rimbaud cho rằng người làm thơ phải có thần trí và nhãn lực “tiên tri thấu thị” mới đi tới cái lạ bằng sự bung phá của xúc cảm và giác quan. Qua những bài thơ như Mùa Điạ Ngục (Une saison en Enfer 1873), Tranh Màu Ánh Sáng (Illuminations 1872), Paris Truy Hoan (Lorgie Parisienne 1871), Con Tàu Say (Le Bateau Ivre 1871) và những bài thơ khác nói lên sự khát vọng tự do, vượt thoát mọi truyền thống cố hữu đã làm tê liệt guồng máy xã hội. Có những suy nghĩ khác; Une Saison en Enfer có thể xem như là bài thơ giã từ (farewells) làm thơ. ‘Départ’ và ‘Solde’/ ‘Start and Sold-out’ trong Illumination hay trong Le Bateau Ivre; Rimbaud có ý như muốn bỏ làm thơ và nhảy sang viết, ông bắt đầu từ đó; cho nên ‘depart’ hay ‘solde’ là thế đó.
Trở lại viễn ảnh hiện thực trong Illumination và Une Saison en Enfer ta tìm thấy tư duy của Rimbaud lúc ấy; hình như ông chối bỏ Thượng đế, cuộc đời không còn tự động, vô ý thức (automatic) con người trở thành máy không có hồn trước cuộc đời đang sống hoặc mất luôn nền tảng luân lý, đạo đức mặc dù người ta hô hào hai thứ đó. Cái mốc trong Une Saison en Enfer là trụ cột của một thế giới xưa cũ; ‘Lý thuyết nghe chuẩn mực, điạ ngục chắc chắn là sụp đổ (down) và cái nhìn lên (heaven) là cái mong đợi’. Trong Illumination có hai bề mặt rõ rệt; tốt (good) và xấu (evil) thường xuất hiện giữa Có và Không, điều đó do từ cảm thức lý thuyết mà ra, dù ở định hướng nào cũng có thể: dâng ngập (floods) thì phải lắng rút (subside); cảnh vật chỉ là hai kích thước, khoảng cách trong không gian và thời gian là biến trình của vận hành. Illumination/ Tranh Màu Ánh Sáng* là một liên đới với ảo giác đầy phức tạp với hình ảnh (picture). Ngẫu nhiên! Thói tính! Mẫu mực đó chỉ thoáng qua và bốc hơi của dân thành thị. Đọng lại hay không tuỳ cảm thức người nhận.
Rimbaud đã bỏ thời gian qua 4 năm ‘gầy mòn’ trong những tác phẩm ông để lại mà mỗi bài thơ chứa đựng đầy đủ lý tính thơ, từng chữ, từng câu là một cái nhìn thấu suốt thời sự, những thứ đó đại diện cho một trào lưu khác biệt, một trạng thái siêu lý của thơ, một dấu tích lịch sử thơ hiện đại (history of modern poetry). Rimbaud bỏ cuộc chơi (thơ) bởi cái xuất thần, phát tiết như đột khởi; Rimbaud nhận thức được điều đó trong tâm can người, đi vào lãnh vực khác như dòng nước cạn, thế sự nhiễu nhương, tình người chao đảo, tình yêu đồng tính đã xen lẫn những bực tức nội tại để rồi Rimbaud thu mình trong chén rượu như cứu chuộc, nhưng định mệnh không tha bắt ông phải lên đường như kẻ lưu đày, hoài niệm trở về sẽ không bao giờ sống thực như Rimbaud mong muốn. Rimbaud sống ngắn chỉ có 37 năm làm người nhưng sống hết mình với tình người từ Tây sang Đông, ông chẳng để lại gì, chỉ để lại những đứa con tinh thần, có thể những dòng tư duy đó có thông đạt một cách sâu sắc như ông nghĩ không? Rimbaud có điểm dừng của Rimbaud nhưng liệu có ai trong chúng ta chụp được cái hương vị đó; cho dù chỉ thoáng qua hay không đuổi kịp những gì ông để lại. Đó là siêu lý tính trong thơ Rimbaud. Khó kiếm cho ra một con người như thế ở cuộc đời này. Nhưng sẽ có như thế. Mong vậy!
Rimbaud gave up writing poetry, but few people, having acquired the taste, even give up reading it.
Trong số những tác phẩm của Jean Arthur Rimbaud để lại; đáng chú ý nhất Une Saison en Enfer và Illumination đã được đề cập nhiều nhất khi còn sinh tiền cho tới về sau này. Tuyệt tác hay tuyệt thú và tại sao lại dừng trong lúc đang trỗi dậy?
Rimbaud cúi đầu lặng im.
“Một mình tôi mở cửa đến với cuộc diễn hành quái lạ”
( I alone hold the key to this wild parade)
‘Parade, Illumination’
“ Có lẽ ông ta bí mật thay đổi cuộc đời”
(Perhaps he has secrets for changing life)
‘Délires I, Une Saison en Enfer’
Võ Công Liêm ( ca. ab. Thu 9/2011)
J. A. Rimbaud : 1854-1891. Sinh và chết tại Pháp.
* Phỏng dịch thơ và đề tựa bởi Võ Công Liêm.
SÁCH ĐỌC :
RIMBAUD by Graham Robb. W. W. Norton&Company. New-York. London 2000