Những nhà lãnh đạo của cơ quan tình báo MI5 lo sợ rằng nữ nhà văn trinh thám Agatha Christie đã gài một người thông báo mọi tin tức vào cơ quan chống tình báo, gián điệp và đảm bảo an ninh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Vậy, liệu nhà văn Agatha Christie (ảnh) có gài người thông báo tin tức vào trung tâm giải mã Bletchley Park, Buckinghamshire hay không?

Đây quả thật là sự lo ngại của các nhà lãnh đạo cơ quan tình báo MI5 trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Bởi vậy, họ quyết định điều tra những mối quan hệ của bà.

Vậy, điều gì đã khiến cơ quan tình báo MI5 nghi ngờ một trong những nhà văn trinh thám nổi tiếng nhất của Anh? Giờ đây, câu trả lời đã được tiết lộ. Sự nghi ngờ của MI5 xuất hiện khi họ thấy tên của nhân vật Thiếu tá Bletchley, trong tiểu thuyết chiến tranh N or M của nữ nhà văn. Nhân vật Thiếu tá Bletchley xuất hiện trong tác phẩm là một người bạn của bộ đôi thám tử Tommy và Tuppence.

Trong cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1941, N và M là tên họ viết tắt của hai đặc vụ phục vụ cho Hitler khi hai thám tử Tommy và Tuppence săn lùng kẻ thù. Nhân vật Thiếu tá Bletchley xuất hiện với tư cách là một cựu sĩ quan quân đội người Ấn Độ tẻ nhạt và luôn khẳng định mình là người biết nhiều bí mật trong thời gian diễn ra chiến tranh ở Anh.

Tình cờ, nhà văn Christie lại có một người bạn thân – ông Dilly Knox, một trong những nhà giải mã hàng đầu tại trung tâm giải mã Bletchley Park. MI5 lo ngại rằng những hiểu biết của ngài thiếu tá trong tác phẩm là dựa vào những gì nhà giải mã Knox biết về các kế hoạch của Hitler. Và phải chăng, nữ nhà văn Christie đã tinh quái đặt tên cho nhân vật cựu sĩ quan quân đội ấy là Bletchley vì nhà giải mã Knox đã nói cho bà biết những gì đã xảy ra ở trung tâm giải mã Bletchley Park?

Các nhà giải mã tại trung tâm giải mã Bletchley Park đã giải mã được các mật mã của Máy Engima. Đây là một loại máy có hệ thống đĩa quay dùng để tạo mật mã và giải mã các thông tin cơ mật do kỹ sư Đức Arthur Scherbius phát minh vào giai đoạn cuối của Thế chiến thứ nhất. Trong thập niên 1920 máy Enigma được sử dụng trong lĩnh vực thương mại nhưng sau đó được quân đội của nhiều quốc gia sử dụng, nhiều nhất là quân đội Đức Quốc Xã trước và trong Thế chiến thứ hai. Nhờ giải mã được được
nhiều thông tin chỉ thị quân sự mật của quân Đức và theo đó chiếm được thế thượng phong trong chiến lược và chiến thuật. Nhiều sử gia cho rằng nhờ công trình giải mã máy Enigma mà thế chiến thứ hại ngắn đi đến hai năm.

Thậm chí MI5 còn lo lắng rằng, nhà giải mã Knox là người giải mật mã Máy Enigma.

Theo tác phẩm mới xuất bản Station X: The Codebreakers of Bletchley Park của tác giả Michael Smith, MI5 đã rất lo lắng để tìm hiểu những gì mà nữ nhà văn trinh thám biết được. Cơ quan tình báo đã gửi các sĩ quan tới điều tra nhà giải mã Knox nhưng lại không tra hỏi nữ nhà văn vì họ sợ rằng nếu họ hay cảnh sát hỏi Christie thì cuộc điều tra sẽ bị công khai.

Ông Knox cho biết, bà Christie không thể biết được những gì đang diễn ra ở Trung tâm giải mã Bletchley, nhưng chấp thuận sẽ hỏi nữ nhà văn. Ông nhận thấy rằng, phải cực kỳ cẩn thận với những gì ông nói với nữ nhà văn. Do vậy, ông mời bà tới nhà ông tại Buckinghamshire và hỏi bà vì sao lại đặt tên cho cựu Thiếu tá là Bletchley.

Nữ nhà văn đã trả lời: “Bletchley ư? Tôi đã bị mắc kẹt tại ga Bletchley trên đường từ Oxford tới London và để trút sự bực bội của mình tôi đã đặt tên ấy cho một trong những nhân vật nhạt nhẽo nhất của tôi”. Câu trả lời của bà khiến cơ quan tình báo MI5 trở nên nhẹ nhõm.

Nhà giải mã Knox qua đời vì ung thư khi ông giải mật mã Engima, do quân Đức Quốc xã sử dụng. Tuy nhiên, thật đáng tiếc ông không thể nhìn thấy được khám phá của ông là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của Điệp vụ chơi hai mặt (D-Day Double Cross), trong đó người Anh đã bắt giữ gần như tất cả các điệp viên của Đức tại Anh trong thời gian chiến tranh. Và Anh cùng với đồng minh cũng đã bẻ khóa mật mã của Đức và xâm nhập vào nhiều sóng truyền tin bí mật của quân địch.

Nguồn: Vannghequandoi

Exit mobile version