Đỉnh Fansipan – “Nóc nhà của Đông Dương” với chiều cao 3.143m – quanh năm mây mù bao phủ và đầy thử thách để chinh phục. Dưới đây là một trong những điều cần thiết để các bạn… lên đỉnh an toàn.

1. Leo Fansipan tốt nhất là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đây là thời điểm mưa ít, khô ráo dễ leo. Theo người dân bản địa cảnh quan ở đây đẹp nhất là tháng 12 để săn biển mây và tháng 3 là mùa hoa Đỗ Quyên.

Đồ đạc khi leo Fan thì nên đơn giản tới mức tối đa, bỏ lại những thứ không cần thiết

Mọi người thường leo đông từ tthứ 6 – chủ nhật, nên những thời điểm này tại các điạ nghỉ chân ở trạm 2.200m và 2.800m khá đông, dẫn đến tình trạng thiếu chỗ ngủ trong khi thời tiết chỉ tầm 5 – 15 độ trên Fansipan. Do vậy nên chọn các ngày trong tuần cho đỡ và thoải mái khi ngủ nghỉ và sinh hoạt cá nhân.

2. Do điều kiện tắm giặt trên đó là hạn chế nên bạn đừng nghĩ đến hai việc trên, bên cạnh đó cần mang theo bàn chải đánh răng, khăn mặt nữa, khăn giấy ướt là sự lựa chọn ưu tiên.

3. Do khi leo phải vận động cơ nhiều nên trước ngày leo chừng 2 tuần đến 1 tháng, các bạn nên tập dần các bài tập vận động. Tuỳ theo khả năng ước lượng của các bạn. Các bạn nên vận động 2 vùng khớp chủ yếu là khớp mông và đầu gối bằng các bài tập như đi bộ, bật cóc, … những bài tập trên nhằm tránh các tình trạng chấn thương cũng như căng cơ đáng tiếc. Đặc biệt, phải cắt hết móng tay móng chân.

4. Quan trọng không kém là chuẩn bị đồ ăn mang theo khi leo như bánh mặn, chocolate, kẹo cafe (mấy thứ ăn này quan trọng vì lấy lại sức nhanh khi mệt) … và thứ tất yếu nhất là nước (vì nước ở trên đó khá hiếm).

8 điều cần lưu ý khi chinh phục “nóc nhà Đông Dương”
Quãng đường lên Fans khá xa, dài, nhiều cây cối rậm rạp và ngã rẽ, do đó, khi đã đi thì nên đi thành nhóm

5. Đồ đạc khi leo Fan thì nên đơn giản tới mức tối đa, bỏ lại những thứ không cần thiết … 1 gam ở dưới nặng tương đương 1 kg lúc đang leo.. đừng phải hối hận khi đã vác quá nhiều thứ… nên chuẩn bị quần áo ấm đầy đủ nếu đi vào mùa đông. Nên mua giày bộ đội để leo, mua thêm tất nylon (hay ủng nylon) chừng 2 – 3 đôi để mang thêm nhằm tránh nước vào chân và 2 – 3 đôi bao tay lao động nữa để cầm bám khi leo, tất len để mang vào buổi tối nhằm giữ ấm cho cơ thể. Và nhớ mang theo áo mưa đề phòng trường hợp mưa, gây ướt và cảm lạnh … Nhớ mang kính râm, thuốc cảm, thuốc đau bụng, đèn pin

6. Cách chọn gậy cũng rất cần thiết: có nhiều loại như gậy bằng kim loại nhẹ, có lò so đàn hồi, điều chỉnh được độ dài ngắn khác nhau tuỳ theo chiều cao của bạn, thu ngắn lại giắt sau balô được khi không cần thiết. Loại gậy này đắt, bạn có thể thuê ở Sapa. Loại khác là loại gậy thông thường bằng cây trúc già trên rừng đặc điểm chắc chắn không đàn hồi bạn có thể nhờ HDV chặt trên đường đi.

7. Tinh thần đồng đội: quãng đường lên Fans khá xa, dài, nhiều cây cối rậm rạp và ngã rẽ. Do đó, khi đã đi thì nên đi thành nhóm, mỗi người có một sức chịu đựng khác nhau nên việc đi cùng sẽ hỗ trợ nhau nhiều, nhất là các đoạn nguy hiểm phải leo trèo.

8. Người mạnh đi với người yếu, đừng vì ham hố tới đỉnh mà quay lại ko thấy đồng đội mình đâu. Việc lạc đường là một sự cố nguy hiểm vì điện thoại ở đây không có sóng điện thoại, nếu có thể chỉ có mạng Viettel mới có thể liên lạc được. Các hố sâu nguy hiểm luôn sẵn sàng cho kẻ trượt chân, tâm lý hoảng loạn có thể là đuối sức, bỏ cuộc giữa chừng.

Nguồn: Dantri