Đã có những tác giả tìm cách tiêu hủy, chối bỏ và coi những tác phẩm do họ sáng tác như chưa từng tồn tại.

Ian Fleming và cuốn “The spy who love me”


Ian Lancaster Fleming (28 tháng 5 năm 1908 – 12 tháng 8 năm 1964) là một nhà báo, nhà văn Anh, đồng thời là một chỉ huy hải quân trong Đệ nhị thế chiến. Fleming được biết đến nhiều nhất nhờ nhân vật James Bond của ông có mặt trong 12 tiểu thuyết và 9 truyện ngắn. Giai đoạn 1961-1962 là thời điểm thuận lợi với ông khi các tiểu thuyết về James Bond luôn ở trong top bán chạy nhất; và đây cũng là lúc quá trình sản xuất bộ phim đầu tiên về anh chàng điệp viên này bắt đầu. Mặc dù vậy, Ian Fleming không thấy vui khi được biết những cuốn tiểu thuyết cho người lớn của mình đang dần được các độc giả nhỏ tuổi tìm đọc và chúng trở nên thần tượng nhân vật James Bond. Do vậy, ông đã viết một cuốn sách với nội dung về James Bond dưới góc nhìn “từ đầu kia nòng súng”. Kết quả là cuốn sách “The spy who loved me” đã ra đời, với góc nhìn của người phụ nữ bình thường có tên là Vivienne Michel. Tuy vậy, cuốn sách không được thành công như mong đợi. Các đánh giá không hề dễ chịu và chúng khiến Fleming bị tổn thương. Ông tuyên bố đó là một thất bại và yêu cầu không xuất bản chúng. Kể từ đó tác giả coi cuốn sách như chưa từng tồn tại và không bao giờ đề cập đến nó nữa.

Stephen King (bút danh Richard Bachman) và cuốn “Rage”

5 nhà văn từng chối bỏ những đứa con tinh thần của mình

Stephen King (sinh ngày 21 tháng 9 năm 1947 ) là nhà văn người Mỹ thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng rất được tán thưởng khắp thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm. Những cốt truyện kinh dị và lối viết đa dạng của King đã giúp giới phê bình chấp nhận thể loại kinh dị giả tưởng là một thành phần của nền văn học trong thế kỷ 20. Tuy nhiên sẽ ít muốn nhắc tới những tác phẩm đặc biệt đáng sợ được viết trong thời gian đầu của ông. Và cuốn “Rage”  là một trong những tác phẩm như thế.
Tác phẩm kể về câu chuyện của một học sinh trung học đã mang súng tới trường và giết hai giáo viên, sau đó bắt giữ các bạn cùng lớp làm con tin. Nhưng sau đó các con tin bắt đầu thông cảm với kẻ giết người. Cuốn sách đã bị cấm phát hành sau đó bởi tác giả nhận ra rằng một cuốn tiểu thuyết lấy góc nhìn của kẻ sát nhất có thể sẽ trở thành nỗi ám ảnh tiêu cực cho những người khác. Don DeLillo và cuốn Amazons

5 nhà văn từng chối bỏ những đứa con tinh thần của mình

Don DeLillo (sinh ngày 20 tháng 11 năm 1936) là một nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng và là một phần quan trọng của nền văn học hiện đại Mỹ. Ông được ca ngợi là một trong 4 nhà văn Mỹ còn sống và vẫn không ngừng cống hiến cho đến bây giờ. Tuy nhiên, có một tác phẩm do ông sáng tác mà chắc chắn rằng ít ai có thể tìm đọc được ở bất cứ đâu. Đó là cuốn Amazons, được DeLillo viết vào năm 1980 sau chuỗi 6 cuốn sách được đánh giá cao nhưng không thành công về mặt doanh thu của ông.
Là một cuốn tự truyện giả tưởng, Amazons kể về câu chuyện của Cleo Birdwell, người phụ nữ đầu tiên chơi khúc côn cầu trong giải vô địch quốc gia (NHL). Đó là một cuốn sách rất hay và hài hước, nhưng DeLillo không bao giờ công khai thừa nhận là mình đã viết cuốn sách này và đã yêu cầu loại bỏ nó khỏi danh sách các tác phẩm của mình. Hergé và cuốn Tintin in the land of the Soviets

5 nhà văn từng chối bỏ những đứa con tinh thần của mình

Georges Prosper Remi (22 tháng 5 năm 1907 – 03 tháng 3 1983), được biết đến với bút danh Hergé là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa người Bỉ. Ông là cha đẻ của nhân vật Tintin và những cuộc phiêu lưu đã làm biết bao độc giả say mê. Tuy nhiên, có một tác phẩm mà chắc chắn Hergé không bao giờ muốn đề cập đến, đó là cuốn “Tintin in the land of the Soviets”. Ông đã bị người biên tập của mình ép phải vẽ tác phẩm này về Tintin với mục đích giáo dục trẻ em, khiến chúng có định kiến về chủ nghĩa cộng sản cũng những thứ mà ông “bị buộc phải bịa ra”. Về sau này, khi buộc phải đề cập đến tác phẩm, ông tỏ ra vô cùng hối tiếc và coi đó là “sự sai lầm của tuổi trẻ”. Hergé đã làm mọi cách để ngăn không cho cuốn sách được phát hành trong nhiều năm, tuy nhiên vẫn có một số bản sao chép khác lưu hành trên thị trường nhưng chúng sẽ không bao giờ được tô màu và vẽ lại như các tác phẩm khác.

Franz Kafka và tất cả các tác phẩm của ông.

5 nhà văn từng chối bỏ những đứa con tinh thần của mình

Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 – 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, được giới phê bình xem như một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất thế kỉ 20. Bản thân ông là người vô cùng nghiêm khắc, luôn tự phê bình một cách mạnh mẽ và được cho là đã đốt cháy đến 90% các tác phẩm ông từng viết. Khi lâm chung, ông đã nhờ người bạn Max Brod tiêu hủy toàn bộ những tác phẩm còn lại của mình. May mắn là Brod đã làm ngược lại và cho phát hành hàng loạt cuốn sách của bạn mình trong hàng chục năm sau đó. Brod còn lén đưa rất nhiều tác phẩm lên chuyến tàu cuối cùng rời Praha trước khi Đức Quốc xã đóng cửa biên giới. Các tác phẩm này được Brod truyền lại cho thư kí riêng, bà Esther Hoffe, sau đó chúng được chuyển sang cho con gái bà. Ngoài ra, người tình của Kafka cũng giữ 20 cuốn sách của ông một cách an toàn cho tới khi chúng bi lực lượng cảnh sát bí mật Gestapo tịch thu năm 1933.

Phan Hạnh
Theo Toptenz