Dưới đây là 10 điều chưa được tiết lộ về tác phẩm nổi tiếng A Christmas Carol ( tạm dịch: Giáng sinh yêu thương), một trong những câu chuyện về Giáng sinh được hàng triệu người kể cho nhau nghe mỗi năm vào dịp lễ, của nhà văn Charles Dickens mà chắc hẳn không phải độc giả nào cũng biết

1.
Nhà sử học vĩ đại Thomas Carlyle đã đi thẳng tới nhà Charles Dickens và mang cho ông một con gà tây sau khi đọc xong cuốn truyện về sự tỉnh ngộ của ông lão Scrooge keo kiệt, bủn xỉn, cáu bẳn và khó ưa. Tiểu thuyết gia William Thackeray không phải là người quá hâm mộ nhà văn Charles Dickens đã gọi tác phẩm A Christmas Carol là một “lợi ích quốc gia”. Tác phẩm là một sự thành công trong nền công nghiệp xuất bản với hơn 6 nghìn bản bán ra. Nhà văn bắt đầu viết tác phẩm A Christmas Carol vào tháng 10/1843 và làm việc hăng say trong 6 tuần và kết thúc vào cuối tháng 11, khi gần tới Giáng sinh.
2.
Khi viết tác phẩm, Dickens khóc và cười và lại khóc và thường đi bộ cả đêm quanh Luân Đôn, đi bất cứ chỗ nào khoảng hơn 30 cây số “khi tất cả mọi người đã ngủ”. Và khi hoàn thành xong tác phẩm,ông trở nên “ suy sụp”, như chính ông đã nói về bản thân mình “như một người điên”.
3.
Câu chuyện lấy hình mẫu của Gabriel Grubb, một nhân vật trong phần The Story of the Goblins Who Stole a Sexton thuộc tiểu thuyết The Pickwick Papers (Cuộc phiêu lưu của Ngài Pickwick. Trong câu chuyện, một người đào huyệt quyết định không tận hưởng không khí Giáng sinh, sau đó, ông bị những con yêu tinh bắt cóc và bị thuyết phục thay đổi cách sống của ông.

4.
Sau 2 tháng xuất bản, tác giả A Christmas Carol đã giành chiến thắng trong vụ kiện vi phạm bản quyền tác phẩm nhưng ông lại buộc phải trả khoản phí 700 bảng Anh (tương đương hơn 56 bẳng Anh ngày nay)bởi thư viện vi phạm bản quyền đã tuyên bố phá sản.

5.
Trong 6 tuần xuất bản, tác phẩm đã được chuyển thể sang sân khấu Luân Đôn và được công diễn hơn 40 đêm trước khi chuyển sang Nhà hát Park ở New York. Không chỉ trên sân khấu kịch, A Christmas Carol cũng được phóng tác thành ca khúc Giáng sinh.

6.
Năm 1853, 10 năm sau khi phát hành, nhà văn Charles Dickens lần đầu tiên xuất hiện công khai tại Tòa thị chính Birmingham. Ông xuất hiện trước 1 đám đông cuồng nhiệt gồm 2000 người dân lao động, kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ. Trước đó, chưa có một nhà văn nào xuất hiện và trình bày về tác phẩm của mình trước công chúng và thu được nhiều lời nhuận từ các tác phẩm của mình như ông.
7.
Trong những ngày xuất hiện trước công chúng, ông có một thói quen kì lạ. Ông thường uống 2 thìa xúp đầy rượu Rum và cho thêm kem tươi vào để làm tăng mùi vị vào bữa sáng, nửa lít sâm panh cho bữa trà và trước các buổi đọc khoảng nửa giờ, ông thường uống một cốc vại rượu Sherry và đạp thêm vào đó một quả trứng sống. Trong khoảng 5 phút nghí giải lao, ông lúc nào cũng uống một tách nước cốt bò hầm và luôn nghỉ ngơi trên giường với một bát súp.
8.
Ông luôn luôn xuất hiện trước các độc giả của mình trong bộ lễ phục, với hoa cài ỏ khuyết áo màu sáng, áo ghi lê màu tím và một dây đồng hồ lấp lánh. Các vật dụng cần thiết trên sân khấu của ông là: một chiếc bàn đọc sách, đèn khí và một cặp kính lớn để hỗ trợ cho ông.

Poster phim hoạt hình Giáng sinh yêu thương

9.
Nếu không có riêng một vật dụng trên sân khấu hay một bộ trang phục để biểu diễn , Dickens sẽ đưa lên sân khấu một loạt các nhân vật của mình,phong cách biểu diễn này của ông “giống như toàn bộ đoàn kịch…xuất hiện dưới một chiếc mũ”. Sự xuất hiện của nhân vật Scrooge luôn gây ra cảm xúc mạnh mẽ với độc giả, nhà văn Dickens trở thành một ông già với giọng nói the thé và gian xảo, khuôn mặt luôn thụt vào trong cổ áo giống như một con rùa già. Trong suốt bữa tiệc của ông Fezziwigs ( đối thủ cạnh tranh của nhân vật Scrooge), ngón tay của nhà văn luôn gõ lên chiếc bàn đọc sách theo nhịp điệu của một điệu nhảy ngắn và xoay tròn. Khán giả “rơi vào trạng thái say mê, như một niềm vui lớn lao đang lan tỏa khắp nơi” trong buổi đọc.
10.
Nhà văn bắt đầu buổi đọc đầu tiên của mình trước khán giả bằng tác phẩm A Christmas Carol, và ở buổi đọc cuối cùng ông cũng trình bày tác phẩm này. Ngày 15/3/1870, buổi đọc cuối cùng của A Christmas Carol diễn ra tại Nhà thờ Thánh St James ở Luân Đôn. Vào cuối buổi đọc, ông nói với khan giả rằng: “Dưới ánh sáng rực rớ, từ giờ tôi sẽ không xuất hiện nữa, với lời tạm biêt chân thành, biết ơn, tôn kính và trìu mến”. Sự choáng váng của khán giả bị phá vỡ bởi những tràng hoan hô cổ vũ, vẫy mũ và dậm chân. Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt ông, nhà văn giơ tay lên và tặng cho khan giả yêu quý ông những nụ hôn gió và rời khỏi sân khấu mãi mãi. 3 tháng sau, ông qua đời ở tuổi 58.

Nguồn: Vannghequandoi