Tờ Guardian vừa công bố danh sách 10 cuốn tiểu thuyết hay nhất viết về New York trong văn học thế kỷ 20.

Có rất nhiều cuốn tiểu thuyết lấy New York làm nguồn cảm hứng, trong đó đề cập đến một loạt vấn đề như người nhập cư, về tiền bạc và những mối nguy hiểm, về sự hoài cổ mãnh liệt hay hướng tới tương lai, những câu chuyện lãng mạn mang phong cách New York… New York được coi là một thành phố lưu trữ nhiều cảm xúc và lịch sử, đã truyền cảm hứng cho rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật trong đó có văn học.


1. The Great Gatsby (Gatsby Vĩ đại) của F Scott Fitzgerald (1925)

“Gatsby vĩ đại” (The Great Gatsby, 1925) là một kiệt tác đỉnh cao của nhà văn người Mỹ – F. Scott Fitzgerald (1896 – 1940). Đây là một trong những tác phẩm được ngưỡng mộ nhất trong nền văn học hiện đại của Mỹ. Hiện nay nó được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của người Mỹ.
Bi kịch của thứ gọi là “Giấc mơ Mỹ”, hiện thực của một xã hội phù phiếm của nước Mỹ thế kỷ 20, những nhân vật kinh điển như Gatsby… đã biến cuốn tiểu thuyết này trở nên bất hủ.
Lấy bối cảnh New York hoa lệ vào năm 1922, câu chuyện kể về câu chuyện chàng trai nghèo Jay Gatsby. Vì đem lòng yêu Daisy Buchanan – một phụ nữ giàu có và quyến rũ, Gatsby đã dùng thủ đoạn để chiếm một tài sản lớn nhằm chinh phục người đẹp và bước chân vào giới thượng lưu Mỹ. Tuy nhiên, khi vừa đặt chân vào thế giới của những người giàu ở Long Island, Gatsby thấy ở đó chỉ có những bữa tiệc tốn kém, những trò giải trí vô bổ và cả một xã hội suy đồi về đạo đức. Khi mọi thứ xung quanh sụp đổ và cả người tình Daisy cũng rời bỏ mình, Gatsby đã chọn một kết cục kinh hoàng.
Năm 2007, Tạp chí Time đã vinh danh “Gatsby vĩ đại” là một trong “10 kiệt tác văn chương vĩ đại nhất mọi thời đại” và có tên trong một loạt bảng xếp hạng văn học danh giá khác. Tính cho đến nay, “Gatsby vĩ đại” đã được chuyển thể thành 6 phim khác nhau.

2. The Age of Innocence (Thời thơ ngây) của Edith Wharton (1921)

Có rất nhiều cách hư cấu để bước vào giới thượng lưu ở Manhattan thế kỷ 19, nhưng nữ nhà văn Wharton đã lựa chọn sáng tạo ra một câu chuyện tình yêu đầy tai tiếng.
The Age of Innocence kể về cuộc hôn nhân sắp diễn ra của một cặp vợ chồng tầng lớp thượng lưu đứng trước những cơn sóng gió do mối quan hệ bí mật của người chồng với một phụ nữ có ảnh hưởng đe dọa hạnh phúc của họ. Tuy nhiên, ông không thể hủy bỏ đính hôn để chạy theo người khác.
The Age of Innocence đã giành giải thưởng Pulitzer 1921.

3. The Amazing Adventures of Kavalier và Clay (Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Kavalier và Clay) của Michael Chabon (2000)

Câu chuyện kể về Joe Kavalier, một ảo thuật gia trốn thoát tài tình như Houdini, đã tuồn ra khỏi Prague bị phát xít chiếm đóng vào năm 1939 và dừng chân ở thành phố New York. Cùng với người em họ gốc Brooklyn – Sammy Clay, Kavalier đã tạo ra một nhân vật siêu anh hùng biệt danh Kẻ trốn thoát và khởi đầu thời đại hoàng kim của truyện tranh.
Tác phẩm được viết bằng lối văn xuôi tinh tế và hài hòa của tác giả. Nó cũng có thể được coi là cầu nối giữa thế kỷ 20 và 21 với cách nhìn riêng về cuộc Chiến tranh Thế giới II và sự khai sinh của truyện tranh siêu anh hùng như một dạng sáng tác huyền thoại đại chúng mới, có tiềm năng mà làn sóng mạnh mẽ của sự phát triển kỹ thuật đã mang đến. Nhiều tiều thuyết nổi trội của thế kỷ 21 chịu ảnh hưởng tiểu thuyết của Chabon.

4. Guys and Dolls and Other Stories (Những vị khách và những con búp bê cùng các câu chuyện khác) của Damon Runyon (2005)

Những câu chuyện xoay quanh Broadway của ông đã tạo lên một bức tranh tuyệt đẹp, một cuộc diễu hành không thể thiếu của những kẻ du côn và gái điếm.

5.  Seize the Day (Tạm dịch: Nắm lấy một ngày) của Saul Bellow (1956)

Bị làm nhục, tuyệt vọng, bị cầm tù trong một khách sạn cũ kĩ trên Upper West Side với người cha giàu có hà khắc của mình, Tommy Wilhelm đã đấu tranh theo cách của mình và đạt đến một tầm nhìn của thành phố như một nhân vật “của mọi thời đại, của mọi thiên tài, người sở hữu mọi bí mật của con người, cổ đại và tương lai”.

6. The Golem and the Jinni ( Golem và Jinni) của Helene Wecker (2013)

Cuốn tiểu thuyết lịch sử tuyệt vời này kể về hai sinh vật siêu nhiên tình cờ được giải phóng ở Manhattan hồi thế kỷ 19 giả mạo một đồng minh không chắc chắn.

7. The Emperor’s Children (Những đứa con của Hoàng đế) của Claire Messud (2006)

Một tác phẩm hài về cách cư xử giữa các nhân vật trong khu giàu có của New York đối mặt với rất nhiều rắc rối bởi những tác động của sự kiện ngày 11/9.  Việc Thwaite vẫn giữ được nét đáng yêu – hoặc ít nhất là nét con người – như chính anh khi phải cân bằng giữa vợ và tình nhân (là nhân vật được tạo ra chỉ từ chi tiết rằng anh ta sẽ kiếm tìm một cô nhân tình) là một bằng chứng về khả năng của Messud khi diễn tả sự thông minh và uy tín của người chồng thiếu hoàn hảo này trên những trang sách.

 

8. The Fortress of Solitude (tạm dịch: Pháo Đài của Sự Cô Độc) của Jonathan Lethem (2003)

The Fortress of Solitude/Pháo Đài của Sự Cô Độc ra mắt năm 2003 đứng đầu bảng các sách bán chạy nhất của tờ New York.
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh về cuộc khủng hoảng chủng tộc xảy ra từ những năm 1970 và 1980. Câu chuyện xoay quanh tình bạn đầy đau khổ của hai nhân vật chính Bonfire của Vanities Tom Wolfe , một đứa trẻ da đen và một đứa trẻ da trắng ở Brooklyn.

9. Random Acts of Senseless Violence (Các hành vi ngẫu nhiên của bạo lực vô tri) của Jack Womack (1993)

Đây là một cuốn tiểu thuyết hình sự được mô tả là có thể sánh ngang cuốn Chúa Ruồi hoặc A Clockwork Orange, trong đó đề cập đến những góc khuất sâu và tăm tối nhất, nguy hiểm nhất của thành phố.

10. A Visit from the Goon Squad (Một chuyến trở về từ thời gian) của Jennifer Egan (2010)

“A visit from the Goon Squad” viết về một nhà sản xuất âm nhạc đầy hoài nghi và những người ông gặp trong thế giới của mình. Rải đều trong suốt 40 năm là 13 nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật có một câu chuyện riêng, một quan điểm riêng.
Với cuốn tiểu thuyết này, tác giả Egan đã tập hợp những cá nhân đơn lẻ vào trong một tổng thể nghệ thuật với cùng hệ quy chiếu là cảm giác mất mát, nuối tiếc và tình yêu bị hủy hoại. Cuốn tiểu thuyết được viết theo kiểu các truyện ngắn liên kết với nhau.
“A Visit From the Goon Squad” cho người đọc cảm nhận được thời gian giống như một kẻ tội phạm luôn rình rập hãm hại con người.

 

 

Theo BÌNH NGUYÊN – Văn nghệ quân đội

Exit mobile version