Nobel Văn học năm nay là một hiện tượng bất thường. Chủ nhân giải thưởng không phải tiểu thuyết gia hay nhà thơ như những năm trước mà là Svetlana Alexievich – tác giả được biết đến nhiều hơn cả bởi những tác phẩm mang “hơi thở” báo chí.

Nhà văn Svetlana Alexievich 2

 

War’s Unwomanly Face

War’s Unwomanly Face (tạm dịch: Khuôn mặt phụ nữ trong chiến tranh) là cuốn sách đầu tay của nhà văn Svetlana Alexievich xuất bản năm 1985 và có bản dịch tiếng Anh năm 1988.

Cuốn sách là tập hợp những bài phỏng vấn của hơn 200 người phụ nữ, họ kể về cuộc sống, ước mơ khi còn trẻ và khi họ trở thành chiến sĩ năm 1941. Hơn 500.000 người phụ nữ Liên Xô tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ II, cuộc chiến tàn bạo nhất của thế kỷ 20. Họ cấp cứu, băng bó cho các nạn nhân, họ cũng cầm súng, đi trinh sát, giết quân địch…Họ giết chết kẻ thù – những kẻ đã cướp đất đai, nhà cửa và hành hạ con cái họ một cách tàn bạo nhất.

Nhà văn Svetlana Alexievich đã đọc vô số tài liệu, tới thăm hơn 100 thành phố, trị trấn và các làng xã để ghi lại những câu chuyện và kỷ niệm của các cựu chiến binh để viết thành cuốn sách này.

Voices From Chernobyl

Voices From Chernobyl (tạm dịch: Tiếng nói từ Chernobyl) bắt đầu và kết thúc bằng lời kể đẫm nước mắt của hai người phụ nữ góa chồng.

Ngày 26/4/1986, nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60-70% bụi phóng xạ đã rơi xuống Belarus – quê hương của nhà văn Svetlana Alexievich.

Voices From Chernobyl tập hợp nhiều bài phỏng vấn, là cảm xúc chân thật nhất của con người chịu ảnh hưởng sau sự kiện này, đặc biệt là những người phụ nữ mất chồng, những người mẹ mất con, và con cái mất cha.
Cuốn sách xuất bản năm 1997 và đã có bản dịch tiếng Anh.

Zinky Boys

Ra mắt năm 1991, Zinky Boys gây ra nhiều tranh cãi tại Liên Xô vì cuốn sách bị cho là “vu khống” và “tưởng tượng”. Cuốn sách tiếp tục là các bài phỏng vấn thẳng thắn của người còn sống và chịu ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh.

Từ năm 1979 đến 1989, một triệu quân Liên Xô tham gia vào một cuộc chiến tàn phá ở Afghanistan. Trong Zinky Boys, nhà báo Svetlana Alexievich nói lên lịch sử bi thảm của cuộc chiến, là câu chuyện tương đồng với cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam – theo lời miêu tả xúc động của Larry Heinemann trong lời giới thiệu cuốn sách.

Svetlana Alexievich viết sách không nhiều, số đầu sách của bà không nhiều bằng số giải thưởng văn học bà nhận được. Ngoài 03 tác phẩm tiêu biểu trên còn có: Zacharovannye smertiu (Enchanted with Death), 1994; Poslednie svideteli: sto nedetskikh kolybelnykh (The Last Witnesses: the Book of Unchildlike Stories), 2004 và cuốn gần đây nhất Vremia sekond hend (Second-hand Time), 2013.

Theo Đình Phương – Văn nghệ quân đội (dịch từ Fox)

Exit mobile version