Hồng Nhung

Sách có vai trò, tính năng và tầm quan trọng đối với con người. Ở nước ta, việc đọc sách luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều này được thể hiện rõ nhất trong hệ thống cơ sở vật chất, điều kiện (thư viện, các cơ quan báo chí, chương trình truyền hình,..) truyền thông cho văn hóa đọc sách. Mặc dù vậy, thói quen đọc sách đang có xu hướng giảm dần trong giới trẻ. Thay vào đó, giới trẻ tập trung phần lớn thời gian của mình vào Faceboook, zalo, điện thoại thông minh với internet.

Có thể nói, Đọc sách là tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa. Các giá trị văn hóa từ sách báo mà người đọc tiếp nhận, sẽ được thực hiện và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới. Vì vậy, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một xã hội.

Đang có nhiều hơn những cơ hội lớn cho người đọc đến với sách

Ở nước ta những năm trước đây, văn hoá đọc đã có những bước phát triển tiền đề. Điều này được thể hiện ở những con số xuất bản sách của Việt Nam ngày càng tăng lên. Trước năm 1975, hàng năm xuất bản khoảng 4000 tên sách; hiện nay, hàng năm xuất bản khoảng 25.000 tên sách. Số lượng này đang đồng thời tăng lên hàng năm kết hợp với nhiều tờ báo, tạp chí,… ra đời và xuất bản với số lượng lớn. Chưa kể đến số lượng thư viện nước ta đang ngày càng gia tăng với số lượng lớn. Một số thư viện công cộng cũng đang được xây dựng ở nhiều tỉnh, huyện, xã: Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt,… (Chưa kể đến thư viện trong trường phổ thông, trường đại học, trong các viện khoa học kỹ thuật, thư viện quân đội, thư viện tư nhân, thư viện gia đình,…).


Cùng với sự xuất hiện của Internet đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại, với một lượng thông tin, tri thức khổng lồ. Tốc độ phát triển thuê bao trường truyền Internet và tỷ lệ dân chúng sử dụng Internet của chúng ta đạt một tỷ lệ cao so với khu vực châu Á. Một số Đĩa băng, USB, video, sách điện tử,… chứa nội dung sách nói đã và đang ngày càng phổ biến. Nhiều chuỗi của hàng bán sách ở các thành phố được xuất hiện. Trong một số năm gần đây, nhiều tạp chí, trang tin điện tử đã ra đời với mục tiêu giới thiệu, hướng dẫn, tôn vinh văn hóa đọc đã xuất hiện như: Tôn vinh văn hóa đọc (tonvinhvanhoadoc.net), Tạp chí Xuất bản Việt Nam, Người đọc sách, Sách và Đời sống của cơ quan quản lý nhà nước,…

Người đọc lại đang ngày càng thờ ơ với sách nhiều hơn.


Mặc dù điều kiện ngày càng trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn với việc đọc sách. Nhưng nền văn hoá đọc của Việt Nam lại đang ngày càng đi xuống. Thực tế cho thấy, nền kinh tế phát triển càng nhanh thì thời gian nhàn rỗi của người dân dành cho đọc càng có nguy cơ bị các phương tiện nghe nhìn, du lịch… lấn lướt co hẹp lại, làm suy thoái thói quen đọc của công chúng. Đặc biệt, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Sự lạm dụng các phương tiện nghe nhìn đang làm cho người ta trở nên ít động não, lười suy nghĩ …, văn hoá nghe nhìn vẫn cứ ngày càng trở nên phổ cập hơn và hấp dẫn hơn văn hóa đọc.


Đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa và mạng xã hội hơn là việc đọc sách. Tại một quán Cafe Sách gần ngay ký túc xá trường đại học với một không gian sách lớn như một thư viện thu nhỏ của thành phố. Thế nhưng, phần lớn khách đến đây là người trẻ lại tận dụng không gian này để lướt facebook, chơi game, nghe nhạc, xem điện thoại với wifi miễn phí. Họ dán mắt vào các thiết bị điện tử mà quên mất đây là không gian dành cho đọc sách. Chị Yến, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết:”Các thông tin trên mạng xã hội rất nhiều, rộng và nhanh cho giới trẻ. Hơn nữa, khi tìm thông tin qua internet tôi có thể có được những thông tin mới hơn, mở rộng hơn, cập nhật thêm cả những gu thời trang, phong cách, mua sắm,… khác mà tôi thích hơn là đọc sách”. Cũng có một số bạn trẻ đến đây để đọc sách như chị Hà, thế nhưng chị lại không phải là khách hàng thường xuyên. Một năm, chị chỉ đọc từ ba đến bốn cuấn sách nhưng chủ yếu là sách phục vụ công việc. Chị nói thêm “Tôi nghĩ rằng giới trẻ hiện nay thích sử dụng Smart phone hơn là đọc sách”. Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về thực trạng đọc sách của người Việt năm 2019, trung bình một người Việt đọc một quyển sách một năm, tức là thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới như: Singapo (10 quyển/năm); Malaixia (11 quyển/năm); Nhật Bản (20 quyển/năm);…
Là một phần trong công cuộc gây dựng văn hóa đọc cho giới trẻ, Tôn vinh văn hóa đọc đang cố gắng ngày trở nên chất lượng và phù hợp hơn mõi ngày. Hứa hẹn sẽ có một giai đoạn mới với nhiều sự kiện, hoạt động và những cuộc thi đọc, thi viết trong thời gian tới.

Hồng Nhung đưa bài

Exit mobile version