BRIGITTE BARDOT

TRANH VẼ: ‘Brigitte Bardot’. Khổ 12” X 16’’ Trên giấy cứng. Acrylic. Vcl# 14112016.

Sao gọi là trí tuệ biến đổi? – Nó thuộc dạng thức tâm lý, một tác động xúc cảm mạnh liên can đến đau đớn thể xác và tinh thần – Altered minds’s is a psychological thriller about a tormented. Đấy là vấn đề đặc ra giữa hỏi và trả lời về mục đích của cuộc đời đang sống. Một cuộc đời biến đổi từ ngoại giới xâm lấn tới nội giới; đó là những gì khái niệm tư tưởng (notion = idea = thought) là mục đích mà chúng ta đang đứng trước cuộc đời hoặc sa ngã trước hoàn cảnh xã hội, tôn giáo và con người; là một tiếp nhận cụ thể. Không ai nghĩ khác hơn mà có thể là biến đổi bất ngờ hay thường trực qua trí tuệ. Do đó, chúng ta trở về ngay bây giờ với những gì phép tắc đúng đắng đề cập đến hiện hữu con người biểu lộ ở chính nó, xuyên qua những đức tính, phẩm hạnh về mục đích cuộc đời của chúng ta, những gì mà con người đòi hỏi cho cuộc đời và một ước mong đạt tới trong đó. Câu trả lời có thể không đáp ứng đầy đủ cho một yêu cầu ở trong một tâm trạng nghi ngờ: để có một cố gắng đạt tới hạnh phúc, bởi; con người muốn đạt nguyện vọng cho hạnh phúc và giữ lại những gì mà họ cần đến nó. Tất cả là biến đổi từ trí tuệ mà ra.

Cố gắng đó có hai mục đích: một cho phủ nhận và một cho xác định; nó hướng tới sự vắng mặt của đau đớn và kinh nghiệm có thể đưa tới khó chịu, bực bội, mặc khác; tạo nên một cảm thức hài hòa giữa đau khổ và hạnh phúc. Trí tuệ không thể đông cứng cho vấn đề mà biến đổi để đạt yêu cầu. Hạnh phúc ‘thỏa mãn’ nằm trong trạng huống cảm thức chính xác của ngữ ngôn, liên can tới ao ước không những cho về sau. Trong chiều hướng thích nghi với những gì phân chia trong mục đích của nó. Hoạt động của con người phát triển trong hai hướng đi tùy thuộc vào những gì tìm kiếm và thực hiện – yếu tính hoặc là loại trừ- Một là đạt tới mục đích hoặc cho một cứu cánh khác – human activity develops in two directions; according to whether it seeks to relize – mainly or even exclusively – the one or the other of these aims. Như chúng ta biết; nó là một lập trình kế hoạch chính yếu của những gì hài hòa, cái đó là xác quyết cho mục đích của cuộc đời. Với những gì chúng ta gọi là hạnh phúc là nằm trong cảm thức đúng đắng nhất của một thế giới bao quanh, những thứ khơi dậy từ những gì công bằng hợp lý nhưng đột xuất thỏa mãn là điều cần hạn chế. Răng rứa? Bởi nó là điều rất tự nhiên, có thể có nhiều hơn cho một hiện tượng đầy đủ và chi li. Chúng ta quá quy ước để thành lập; đó là những gì chúng ta có thể chiếm cứ một sự hài lòng nồng nhiệt chỉ có từ những điểm tương đồng hoặc khác nhau và chỉ có một ít có từ điều kiện ở chính nó. Dẫn ở đây câu nói của Goethe: ‘Mọi điều trong thế giới có thể chịu đựng, trải qua được, ngoại trừ tiếp dẫn vào đó về một ngày đẹp trời (của hạnh phúc) / Everything in the world can be endured, except a succession of fine days’. Tuy nhiên ở đây có thể là một dự phóng có tính cách cường điệu. Từ chỗ đó; chúng ta có một viễn ảnh về hạnh phúc là sẳn sàng hạn chế bởi cái sự thành lập nơi chúng ta. Bất hạnh là có ít nhiều sự khó để đi tới kinh nghiệm. Đau đớn đe dọa chúng ta có từ ba bề mặt khác nhau : Thứ nhất có từ cơ thể của chúng ta, mà ở đó số phận đã an bài, đặc định đưa tới suy nhược và tan rã không thể nào loại trừ ra được giữa đau đớn và lo lắng như dấu hiệu báo trước. Thứ hai: thế giới bên ngoài, mà ở đó có thể buông thả, lấn láp, không xoa dịu, tất cả bạo lực nhắm vào chúng ta. Thứ ba: có từ những quan hệ của chúng ta với người khác. Ba lý do đưa tới đau đớn là dậy lên từ một nguồn cơn nào đó, có lẽ; đó là một trong những nguyên nhân đem lại cho chúng ta thêm phần đau đớn hơn bất cứ gì khác. Trạng thái biển đổi trí tuệ dựa trên nguyên tố đó để định lượng qua tâm sinh lý nơi con người; chúng ta lưu tâm, nhìn tới nó như một vài điều xét không cần thiết để phụ vào, dù cho; nó có thể là điều không thể tránh khỏi hơn là sự đau đớn có từ nguyên thủy đã xẩy đến. Giải cái sự này nếu thoáng qua sẽ mù tạt, hùm-bà-lằn, vòng vo tam quốc không chừng dẫn độ đến con đường rối bời. Thí dụ: một số thi văn sĩ ngày nay thường gặp phải trạng thái biến đổi tư duy, trí tuệ bị động, nỗi đau cơ bản là hoành hành thể xác và hồn. Có thể nằm trong thế bức tử, có thể rối trí mà vùi dập vào đó những ngữ ngôn phá lệ, đưa dẫn tới một văn phong vô thức, thứ vô thức của hóa trị ‘vẩn đục’ làm dơ cả văn và thơ, bởi; họ chứa ba lý do nêu trên; cho nên chi không thoát ra khỏi chủ đề của ngữ ngôn mà thời sự hóa vấn đề một cách vô lý; lấy thơ để phô diễn đó là cái cớ vô tích sự. Thi sĩ đời xưa khác thi sĩ đời nay; đời nay làm thơ không gây từ cảm hứng ‘siêu thoát’ mà làm thơ theo kiểu ‘spontaneous’ hứng bất tử, gặp chuyện tin tức, thời sự, ma chay, đám tiệc dựng thành thơ, biến thơ thành thể thức tuyên truyền không còn thấy chi là thi với tứ cả. Thành ra lâm vào hoàn cảnh của ‘căn bệnh’ tinh thần, cái đó gọi là trí tuệ biến đổi bất thường; đi tới chứng tâm thần (mental-illness). Đứng trên phương diện phân tâm học phản ảnh hai sắc tố suy nhược của tinh thần và thể xác. Hầu như phương thức lợi ích nhất là ngăn ngừa đau đớn về tri nhận là những gì ở đó chúng ta tìm kiếm để có đôi chút ảnh hưởng về cái sự lập thành chủ hữu của mình. Cuối cùng rồi, tất cả đau đớn chỉ là cảm thức mà thôi, nó chỉ hiện hữu tồn lưu trong một trạng huống như thế cả, và; chúng ta cảm nhận ra nó chỉ vì tạng thể cấu thành đã qui định trong phương hướng chắc chắn, cụ thể. Ultimately; all suffering is merely feeling, it exists only in so far as we feel it, and; we feel it only because our constitution is regulated in certain ways. Gọi ‘nhiễm độc / intoxicate’: là lý trí mù tăm, say sưa; cái sự cớ đó chỉ là một sự hóa trị – the chemical one – qua ngữ ngôn hay phát tiết. Và; không một ai nhận biết một cách đầy đủ và tường tận của một tinh thần ‘ốc-xít-hóa’ vào trong tác phẩm, nhưng; trong dữ kiện đó là bản tính ngoại vi (exogenous): nghĩa là phát triển, mở mang từ cái không có, nguyên thủy của vô tận hoặc tương quan đến một nhân tố nào… – developing from without, originating externally or relating to external factor…Giải cái này mông lung chi điạ, khó đưa tới cảm thức nhận biết. Thí dụ khác: âm ngữ là nơi phát sinh của phong thổ, thủy, hỏa, mộc nhập vào tạng thể để phát sinh ra ‘nguồn nước’ của tiếng nói hoặc cung cách khác nhau để rồi có từ tập quán. Giọng Huế khác với giọng Quảng Trị và Quảng Nam, Quảng Bình nhẹ giọng hơn Nghệ An, Hà Tịnh là đặc chất của âm ngữ, bởi do cái sự ngoại-vi mà ra; tất cả xâm nhập vào máu lệ và nguyên nhân cấy vào sinh vật đến với chúng ta để có một cảm nhận hài hòa thỏa mãn giữa âm sắc –but; it is a fact that there are exogenous substances whose presence in the blood and tissues causes us direct feelings of pleasure. Nhưng từ đó biến đổi trí tuệ là yếu tố quyết định về tính nhạy cảm của chúng ta, như vậy; nói cách khác chúng ta không còn mắc phải sự cố của những gì là không thỏa mãn. Cho nên chi hậu quả đưa tới cho cả hai không có cái sự tương giao hay nghịch lý, nhưng lại gần kề, liên lạc vào nhau. Tuy nhiên; đây phải là một thứ nằm trong bản chất hóa trị thân thể của chúng ta. Một hành động hết sức đơn giản do biến đổi trí tuệ. Biến đổi này thuộc phương diện vật lý và tâm lý; chính hai mặt này kết hợp vào nhau như một khả năng tri giác điều động vào não thức gây ra nhận biết. Vị chi trí tuệ phát tiết là do từ trí và tâm mà hình thành sự thể. Ở lãnh điạ khác, phương cách kỹ thuật là xa lánh đau khổ bằng cách thay vào đó vấn đề của sinh dục, cái đó là được phép bởi thiết bị thuộc y học và thích nghi chức năng một cách linh động và mềm dẻo. Chính những yếu tố đó làm vơi đi nỗi đau trong người, đưa tới nhiều cách mà con người không rơi vào tuyệt vọng bởi thế giới vô thường và bất tận. Lý cái này như một thuật ngữ của sinh lý, một thứ siêu-hình-tâm-lý (metapsychological) nhưng trong cường độ mãnh liệt đó là một kiềm chế, trong khi kết quả mang lại có từ thỏa mãn của cái gì chưa đạt tới (sating of crude) một cách thỏa mãn. Trạng thái tâm sinh lý đã hóa giải bản thể con người từ đau khổ để tìm thấy hạnh phúc; biến đổi trạng thái là động lực từ trí tuệ mà ra, nó vượt ra khỏi cương tỏa lý trí để đạt nhu cầu mong muốn. Vì vậy; tâm sinh lý là đối kháng do tư duy biến đổi để hành động đi tới thỏa mãn. Và; cho dù một ít điều đó không thể nào cung cấp cho điều kiện một cách hoàn tất để bảo vệ chống lại đau khổ; nó cũng chẳng tiếp liệu gì vào đó với một chiếc áo giáp để che đậy, để chống lại cung tên, súng đạn của vận mệnh con người và thói tính sa ngã mỗi khi chủ thể con người trở nên nguồn cơn của đau khổ. Thời tất; nhu cầu biến đổi là một đòi hỏi của con người, không thể cứng nhắc theo tư duy để xác quyết dù là sự việc nhỏ nhen đi nữa.

Đấy là một trường hợp của phương hướng cuối cùng giữa tâm và trí; hai chức năng, hai hoạt động khác nhau chớ không phải tâm và trí là một. Trí thì suy, tâm thì xét, do đó trí tuệ thay đổi để cho phù hợp với hoàn cảnh và tình huống từng đối tượng. Đấy là điều minh bạch là mục đích làm nên tự chủ ở chính mình của những gì thuộc thế giới bên ngoài bằng cách tìm kiếm một sự hài hòa trong một bản chất nội tại, một tiến trình thuộc tâm lý –that the purpose is to make oneself independent of the external world by seeking satifaction in internal, psychical processes. Nhưng; trong dữ kiện kế tiếp có một thứ đặc điểm khác mang đến ngay cả những gì là mãnh liệt hơn cả. Trong lúc thực sự cảm nhận được do từ khai triển vật lý hoặc sinh lý mà ra, phát sinh từ những yêu cầu của những gì thử thách thực sự và chỉ giữ lại đó một tiền định nghĩa là con đường đi tới đầy đủ của ham muốn, kể cả lòng tham dục nhưng điều đó quả khó để thực hiện. Răng rứa? – Đỉnh cao chính nó là sự hài lòng mà chúng ta đã làm chủ của khả năng sáng tạo trí tuệ. Thí dụ: Thỏa thê cho một tác phẩm nghệ thuật; thì cái đó là tạo ra cái nắm bắt được (để lãnh hội) cho dù những thứ mà người ta không tạo ở chính nó; mà là một tác động trầm tư của người nghệ sĩ. Điều đó cũng có thể xẩy ra cho bất cứ ai thu nhận qua ảnh hưởng của nghệ thuật là định lượng giá trị cao như nguồn cơn của thỏa mãn, hài hòa thì may ra khuây khỏa cuộc đời và đưa đến cho chúng ta một tâm hồn tự do phóng khoáng từ những gì khó khăn, vất vả trong cuộc đời chúng ta đang sống, nó không còn đủ sức để làm cho chúng ta quên đi sự thật của thống khổ và khốn cùng. Vậy thì, trí thì suy, tâm thì xét là hai trạng huống nằm trong lãnh vực tâm sinh lý mà ra; sự cố này Freud gọi là ‘Lý giải về Giấc mơ / Interpretation of Dreams’; giấc mơ được coi như đạt ý yêu cầu; cái đó là chuyển tải từ nguyên nhân đã ấp ủ, đánh thức tiềm thức trong khi mê ngủ, một kịch tính lạ đánh động người nằm mơ để hồi cố những gì đã xẩy ra, tiến trình đi từ quá khứ đến hiện tại, vin vào sự cớ đó để mô tả là tác động của sinh lý nhưng tình huống tâm lý chưa phải là một phản ảnh thực tế; vì lẽ suy một đường mà làm một nẻo. Triệu chứng này nằm ở vị trí tâm bệnh (mental). Răng rứa? Bởi; đuổi theo hoài bảo (trí) cho đạt yêu cầu nhưng không nhận ra trong mơ thường xa vời thực tế nhiều khi gọi là mộng ảo, ít khi gặp cái gọi ‘dream come true’. Do đó giao động giữa thực và ảo đưa tới mơ hồ sự kiện, lệch hướng tư duy bởi vì tâm không chịu xét lại hành vi của mình trong cùng một hoàn cảnh. Trạng huống tâm thức đưa tới cái nhớ, cái quên, vị chi; diễn giải giấc mơ không sát thực tế là ở chỗ đó. Thành ra người viết hồi ký hay ký sự mô tả theo cái nhớ mất đầu mất đuôi, lung tung chi điạ, mạch văn đi theo trí mà tâm thì chao đảo làm cho câu chuyện không sống động mà đọc lên tợ như giả dối lương tâm, có cái gì không thực hay tưởng tượng hóa vấn đề. Nhưng đứng trên mặt tâm lý mà xét, kẻ viết dạng thức đó là chủ quan vấn đề cho là thực chất của sự kiện: nguyên nhân từ chỗ bất thường do biến đổi trí tuệ mà tác động đến một thứ văn phong không ‘siêu thoát’, ấm ớ hội tề, biến ký sự như chuyện kể đời xưa ‘nghe qua rồi bỏ’ không còn tác dụng lôi cuốn. Nhưng đứng trên khía cạnh sinh lý là một đòi hỏi nhập cuộc, một sự góp mặt hờ hững vô duyên không thấy ở đó là niềm hạnh phúc chung mà chú tâm vào việc tự giới thiệu giữa hai người chưa bao giờ biết nhau. Thực ra người viết hồi ký hay ký sự là người kể chuyện mà thôi. Vô số người viết hồi ký hay ký sự đều mô tả cuộc đời mình. Cái hay của lối viết đó là mạch văn diễn đạt có lớp lang theo thời gian và uyển chuyển (gestures) trong một không gian tình tự để ‘chuyện kể’ thực mà không thấy sự pha chế của cái có và cái không. Cụ thể cho thấy tác giả bị giao động tư tưởng, một tư duy biến đổi trước hoàn cảnh cuộc đời. Giao động vì đứng trước một tư duy khủng khoảng là hai đối tượng làm cho người viết không nhớ gì về quá khứ mà tập trung giới thiệu sự có mặt của mình. Câu chuyện hay, nhưng tư duy phô diễn thuộc dạng thức trình độ chưa đạt tới. Bởi; văn tức là người và thơ là tính khí nó quyện vào nhau mới gọi là ‘trình độ chưa đạt tới’. Đó là nguyên nhân biến đổi có thể là hạnh phúc khi viết ra nhưng có thể là điều bất hạnh do từ tâm trí đã chế ngự trong tâm hồn. Khổ thay; tiếp thu giữa người viết và người đọc cùng một tương quan đồng tình qua ngữ ngôn chưa đạt hay chủ đề không sát với văn bản (textual) chớ không thấy được ‘hàng hiệu’ hay ‘hàng dzỗm’ để phân biệt thực giả. Từ chỗ đó; Freud và Jung sắp xếp và lập thành lý thuyết ‘phân tâm sinh lý / psychoanalysis’ để lý giải chiều sâu của tâm bịnh mà con người mắc phải. Lý do khác do từ biến đổi trí tuệ nhưng kiềm chế được để có hạnh phúc hay đau đớn thể xác và tinh thần là biết vận dụng trí và tâm hai động lực chủ động trước vấn đề biến đổi; trường hợp này thường hay gặp trong gia đình giữa vợ chồng, con cái hay xã hội giữa chủ và thợ là mặt thực của đối kháng, ngấm ngầm hay công khai, tất cả đều phản ảnh qua dạng thức biến đổi thể xác và tinh thần của chức năng và hình thức trên hai yếu tố chính của tâm thần –Formulations on the Two Principes of Mental Functioning  (Freud-1911). Đó là sự khác biệt giữa tiến trình sơ khởi ‘primary process’: thuở ban sơ là yếu tố cơ bản của vô thức trong trí tuệ. Và; tiến trình loại thứ ‘secondary process’ nghĩa là ý thức bao la, rộng mở và chế ngự được. Đấy là hai trạng huống diễn tiến theo thời gian và con người. Một đôi khi người ta cũng cảm thấy lôi cuốn vào đó để nhận lấy một tia chớp loé lên trên con đường hướng tới cứu cánh và mục đích như là phương tiện đưa vấn đề tất yếu đặc trước một định hệ và chuyển thể, mà ở đó là một sự sắp xếp hướng tới một sự việc đã trải qua. Vậy cho nên chi; trong con người đều có sự mong muốn như một cám dỗ để chuyển tải đến đó một ý nghĩ hay tư duy có thể là sự thật xẩy ra trong tương lai về sự nhận thức nơi chúng ta. Con người là một tạo dựng sáng tạo từ trí óc là điều kiện hết sức dễ dàng để hủy nó và ngay cả khoa học, kỹ thuật là những gì đã dựng nên và cũng có thể dùng tới cho sự hủy diệt về nó. Đây là sự kiện thuộc tâm lý có một quyết định quan trọng cho sự phán xét về quyền hạn nhận thức nơi con người; sự cớ đó chính là việc đầu tiên cho chúng ta coi là cần thiết khi đứng trước một biến đổi trí tuệ là nằm trong dạng kiểm soát tự nhiên cho mục đích nêu ra giữa lý trí và bản năng; điều này tuồng như là một nhấn mạnh qua sự chuyển đổi từ chất liệu của tâm thần. Như nguyên tắc mà người ta chọn lựa để đi trên dặm trường hướng tới hạnh phúc, dẫu trong một tinh thần phản kháng tuyệt vọng, chắc chắn sẽ đạt tới cái hư-không. Vấn đề đặc biệt quan trọng đáng kể là hành động được quan tâm đến, một cố gắng coi như đúng đắng ở chính nó về những gì gọi là hạnh phúc và bảo vệ để chống lại những gì đau khổ từ thể chất đến tinh thần, xuyên qua những gì là ảo tưởng mà phải là một hình tượng cụ thể và xác thực. Dĩ nhiên; không ai nuôi dưỡng cái thứ ảo ảnh và thừa nhận nó như một dữ kiện để làm nên, có chăng đó là biện chứng lý luận cho vấn đề giữa có và không của biến đổi. Nói đúng ra đây là một tâm lý tự nhiên là ra công tìm kiếm cho một cá thể độc lập từ những gì có thể gọi đó là điều tất yếu và cũng là điều cuối cùng chuyển từ đau khổ sang thỏa mãn, hài lòng cho một tiến trình bên trong tâm thần và thường xử sự một cách thông thường vừa tế nhị, vừa khéo léo cho một chuyển thể vào dục tính; đấy là điều đáng quan tâm, chú ý tới. Giữa hoàn cảnh đó là một giải tỏa cho hoàn cảnh bức xúc từ ngoại giới, dục tính khơi dậy để xóa tan đau khổ và còn lại đó là niềm vui hoan lạc. Nhưng nhớ cho; cái đó không phải quay lưng đi từ thế giới vô tận, trái lại; nó bám vào những gì của thế giới ngày hôm nay và giành được hạnh phúc đi thẳng vào một cảm xúc gắn bó vào nhau, mà cũng chẳng phải là điều làm vừa ý mà có thể tránh né qua kinh nghiệm chưa thỏa mãn. Có lẽ sự thế này đạt tới đích hơn là dựa trên một phương thức khác. Mà là thể lọai thói tính tâm thần đến một cách tự nhiên đối với chúng ta: một biểu lộ hiển nhiên của tình yêu, làm tình là cung cấp những gì yêu cầu đến với chúng ta, hầu như là sức mạnh qua kinh nghiệm của một sự tràn ngập không cưỡng lại được của thỏa thê và là mẫu thức để chinh phục hạnh phúc. Đó chính là trạng thái biến đổi tư duy, mang lại cho đôi bên một lợi ích chung, sự cớ đó là giá hạnh phúc của cuộc đời, bất luận là gì nó giới thiệu một cảm thức hài hòa và hợp lý đôi bên. Một biến đổi từ tâm thức của cái gì không đẹp sang lãnh điạ của thẩm mỹ là mục đích của cuộc đời tìm thấy có một ít để ngăn ngừa chống lại đau khổ, buồn chán đã đe dọa đến với chúng ta. Thí dụ khác: ‘gái thập tam, nam thập lục’ là biến đổi theo thời gian, biến đổi sinh lý là báo động trước sự kiện cho thấy cái đáng sợ tự nhiên và cái hài hòa trong bản thể để cấu thành dục thể đôi lứa.  Động lực đó là động lực thúc đẩy của sinh lý hành động hay không là động lực tâm lý. Cho nên chi dục tính (libido/erotic) là điều tự nhiên đi theo biến đổi trí tuệ để thấy được giá trị cuộc đời đang sống. Nhưng trong sự sống con người luôn luôn là hoài bão của dục giới: đau khổ hay hạnh phúc là khơi dậy từ trí năng để nhận biết thực ảo của cuộc đời. Đó là sự thỏa thê mà con người nuôi dưỡng ở trạng thái bị động hơn biểu lộ. –the most intolerable features are eliminated and replayced by others that accord with one’s desires. Sự tương quan chủ thể phân tâm học đã có nhiều tính chất cho một xã hội đầy lạc quan chủ nghĩa và có nhiều lãnh vực khác nhau mà nơi đó có một tương thức gần như nhất trí và sự thật sẽ có thể là dựng vào đó bởi một sự tương giao thực tế hơn. Cảm thức đó là kỹ thuật của những gì rèn luyện được tâm trí, một yêu cầu đầy đủ để tôi luyện, là nhận ra được những gì thông thường cho những gì xẩy đến trong một dạng thức biến đổi trí tuệ. Tiến trình của cảm thức là một dấy động tự tại nơi con người, hạnh phúc hay đau khổ là tùy nghi xử lý qua hoàn cảnh và đối tượng nhắm vào mục đích thỏa thê (desire) để làm nên cuộc sống. Con người là thể (body) điều động là trí (mind) để đưa tới nhận biết; hạnh phúc hay đau khổ luôn luôn là nhu cầu thuộc trí tuệ mà có thể tìm thấy từ đau khổ sang hạnh phúc hoặc ngược lại. Bởi; theo Pascal trong nước mắt có một hạnh phúc riêng của nó. Răng nghe lạ rứa? – Đó là cái phi lý của bản thể. để làm cho bản thể nếm vị thương đau nghĩa là không tìm thấy đau khổ hay đau thương (suffering) mà cùng nhau hiện thể giữa đời. Lý sự cớ này có thể không đạt yêu cầu hay đưa vào một lý sự vòng vo tam quốc. Vì vậy; để đả thông tư tưởng thời tất ra khỏi một thứ văn chương khoa học, một thứ văn chương triết lý hay văn chương phân tích là mở đường cho một nhận biết về sự biến đổi của trí tuệ qua diện văn chương thông thường bằng một lý giải thông suốt giữa hạnh phúc và đau khổ; thì may ra chúng ta trở về những gì gần gũi nhất, hóa giải chính xác để khai thông những gì vướng mắc và gặp phải. Lý giải:  Hạnh phúc=tình yêu. Đau khổ=bất hạnh.Vì cả hai đều biểu lộ cho một tri thức nhận biết (acknowledge/ une connaissance) của bản thể. Pascal dặm thêm: ‘Tình yêu và lý sự cuộc đời không thể là một chọn lựa như nhau / L’amour et la raison n’est qu’une même chose’ bởi cuộc đời là một biến đổi bất thường và trí tuệ cũng là hậu quả biến đổi bất thường xẩy ra. Thực ra; đây là một tự kỷ hiện thể đến với chúng ta như tự trị, đồng thể và rõ ràng sắp xếp vào đó để cản lại mọi thứ khác mà thôi –this ego appears to us autonomous, inform and clealy set off against everything else (S. Freud)*.

Chúng ta thu tập được thế nào là hạnh phúc và đau đớn là những gì để lại trong ta một nhận biết tổng quát, ít ra cũng đem lại cho chúng ta ý nghĩa sâu sắc của biến đổi trí tuệ. Chúng ta đã sẳn sàng đặc vấn đề như một chất vấn là mục đích đi tới ba nguồn cơn về sự đau đớn nơi chúng ta: Khả năng cao nhất của tự nhiên -the superior power of nature-. Sự đau ốm của thể xác chúng ta -the fraily of our body- Và; không thích nghi của việc đặc để -the inadequacy of the institutions- . Ba sự cớ đó là qui định đúng của những gì liên đới đến con người với những người khác trong cùng một tương giao, tương ngộ trong gia đình và xã hội; cái đó là một yêu cầu, đòi hỏi chúng ta nhận biết đến những gì phát xuất ra đau khổ và qui phục mà không thể tránh né được. Chúng ta từ chối để không thừa nhận những gì đưa ra thời tất chúng ta không thể nào nhận ra được nghĩa lý của sự biến đổi . Biến đổi là do từ tâm và trí của chúng ta tức trí tuệ siêu việt nơi chúng ta đã khám phá ra nó. Tuy nhiên; mỗi khi chúng ta quan tâm đến cái sự không đạt được tức chúng ta đã và có một sự ngăn ngừa sự đau đớn tiềm ẩn trong lãnh vực hoạt động; sự nghi hoặc đó dậy lên ở đây như một yếu tố của cái không khống lãnh được; có thể việc đó đã xẩy ra mà ta không nắm được. Phân tâm học là những bài học hướng chúng ta phân biệt được tâm và trí, nó là một từ ngữ chính xác của những gì là thất vọng của sự sống về tình dục, những dữ kiện đó chúng ta gọi là ‘động kinh / neurotics’ do những gì đã trải qua. Động kinh tạo ra sự biến đổi, một sự hài hòa cho chính nó trong triệu chứng phát tiết. Nhưng ở đây là tạo nên đau khổ ở chính nó hoặc trở nên nguồn cơn đau đớn ở chính nó vì nhu cầu cần có mà không có để giải thoát; nó trở nên uẩn khúc, tức khí; đó là lý do tương quan lẫn nhau giữa nam và nữ đều thể hiện qua một sự biến đổi có thời kỳ. Thế nhưng; những lý do nêu trên là đối tượng trong việc xử lý của một xã hội văn minh ngày nay là chập thuận sự hài hòa của tính dục, bình quyền trong việc lứa đôi để hóa giải trạng huống bị động để đi tới hạnh phúc. Đây là một nỗ lực cải thiện để thích ứng hoàn cảnh ở tự nó (self-sufficient) trong điều kiện tạo nên hạnh phúc hay đau khổ là dựa trên cơ bản khai hóa và bất đồng là một biến đổi trí tuệ được nói đến ./.

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. yyc. Trăng lớn. 14/11/2016).

SÁCH ĐỌC: ‘Civilization and Its Discontents’ by Sigmund Freud .Penguin Books/Great Ideas. USA/CAN 2002.

*S.Freud (1856-1939). Người Áo gốc Do Thái. Bác sĩ tâm thần. Đưa ra học thuyết Phân Tâm Học. Chết ở Anh quốc.

ĐỌC THÊM: -Freud và Jung / -Ý thức Thức Tỉnh / -Phê bình về Phân tâm học và Nghệ thuật.

Những bài trên của võcôngliêm hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.

Exit mobile version