Hồng Nhung

Ban biên tập Tôn vinh Văn hóa Đọc nhận thực hiện các dạng sách hồi kí, tự truyện, kể chuyện ngày xưa, tiểu thuyết, sách lịch sử, sách dòng họ, truyền thống đơn vị, kịch bản lễ hội, kịch bản sân khấu… cho các tổ chức, cá nhân và đơn vị có nhu cầu. Với sự tham gia cộng tác của các nhà văn tên tuổi, có kinh nghiệm tổ chức bản thảo, các tác giả đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực viết sách, sáng tác, biên tập, xuất bản,… Hôm nay, chúng tôi tiếp tục đưa ra một vài lưu ý (mẹo) để người mới bắt đầu có thể viết tốt nhất tập 3 cho quý độc giả, những người yêu sách, thích viết lách tham khảo.

Học cách sáng tác từng bước

Nếu như trước đó bạn có ý tưởng gì liền viết ngay ra giấy, cầm bút và viết ra tất cả sau đó hoàn thiện những bản nháp không chủ đích thì trong tập 3 này, chúng tôi khuyên bạn hãy bắt đầu trưởng thành hơn, đi sâu hơn trong việc sáng tác bằng cách từng bước sáng tác một câu chuyện. Hãy bắt đầu viết chủ đích hơn với việc dựng bối cảnh, hoàn thiện dàn ý, sáng tạo kết thúc lửng và viết lời thoại.

Đừng để nội dung cuốn sách của bạn bị “Nhàm” nhưng hãy cuấn bạn đọc vào câu chuyện của mình bằng những kỹ năng viết mạch lạc hơn, kỹ năng thiết kế nội dung logic hơn đồng thời luyện tập mỗi kĩ năng viết truyện với một hoạt động vui nhộn.

Biến mỗi câu thành một câu hay.

Nếu như trước đây chúng ta chú ý (cố gắng) không sai lỗi chính tả, lỗi dấu câu, sử dụng từ,… thì ở phần 3 này, chúng tôi khuyên bạn hãy nâng cao hơn, trau truốt, tỉnh táo để tự biên tập cho mình. Hãy sửa câu sai thành câu đúng; câu đúng chỉnh làm sao để được một câu hay. Những cái sai và cái hay được bàn đến rất phổ biến trong báo chí và đời sống mà vô tình chúng ta mắc phải.

Người ta có câu “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”, dạng câu nửa chừng được nhắc đến trong câu trên gọi là câu mơ hồ, câu mơ hồ cũng được xem là một vũ khí lợi hại trong ngoại giao; là một nghệ thuật biến câu văn thành câu hay.

Tập luyện, tập luyện và tập luyện

Ở tập trước, chúng tôi có khuyến khích quý độc giả, bạn bè, những người yêu sách, thích viết lách hãy viết mỗi ngày. Hôm nay, bạn hãy xem việc viết lách như trồng, chăm một cái cây và bạn cần chăm bón hàng ngày sao cho phù hợp. Yếu ớt thì che chắn bón phân, tưới nước; vững vàng rồi thì cho ra nắng gió, tranh đua với đời.

Thật ra bạn đã học viết lách từ khi còn là những cô cậu học sinh tiểu học và trung học. Giờ chỉ cần ôn lại, luyện lại, tập tành lại như cha ông ta vẫn nói “Văn ôn, võ luyện” là vậy.

Chúng tôi, Ban biên tập Tôn vinh Văn hóa Đọc hy vọng những bài viết mà chúng tôi viết và chia sẻ tới quý bạn đọc có thể giúp quý bạn đọc ứng dụng được những mẹo viết sách này để cải thiện, tăng cường thậm chí viết ngày càng hay hơn. Đó là niềm vui cũng là giá trị mà chúng tôi thực sự mong muốn.

Chúc các bạn có những ngày viết vui vẻ để ra đời những tác phẩm hoàn chỉnh và chuyên nghiệp hơn.

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn, giúp đỡ trong tất cả các khâu để có cuốn sách của mình qua sdt:0913506018

Exit mobile version