(Viết sách 1)

Bạn là một người viết văn, viết sách. Bạn yêu thích viết lách, muốn xuất bản sách. Bạn có nhiều trải nghiệm hay, ý tưởng thú vị. Nhưng khi bắt đầu ngồi viết bạn lại bối rối với những bòng bong thông tin chưa sắp xếp được. Đừng lo lắng, hãy cùng Tôn vinh Văn hóa Đọc tham khảo một số kinh nghiệm viết dưới đây.

Có nhiều người yêu đọc sách, thích viết lách, thầm ấp ủ việc xuất bản cuốn sách cho riêng mình. Có người từng nói: “Nếu bạn đọc sách một cách bền bỉ, sẽ đến lúc bạn bị thôi thúc không ngừng bởi ý muốn viết nên cuốn sách của riêng mình”. Nói thì dễ nhưng khi bắt tay vào viết, ai cũng sẽ có một thời gian bế tắc, loay hoay và không biết phải bắt đầu từ đâu và viết như thế nào. Một số tác giả sách thành công dưới đây sẽ mách bạn từng bước cũng như kinh nghiệm thực tế của họ để giúp bạn bắt đầu con đường viết sách của mình.

Bước 1: Tin vào chính mình

Khi bạn quyết tâm và có sự tin tưởng vào bản thân mình là bạn đã thắng được 50% đâu tiên. Đây là bước đầu tiên để viết một cuốn sách và cũng là bước rất quan trọng “You can do it – Bạn làm được”. Cho dù bạn muốn viết một cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn hay chỉ đơn giản là một cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, bạn cần bồi dưỡng sự tự tin và tự cam kết với chính mình. Đừng để mong muốn, sở thích của mình trôi đi theo thời gian cách phí hoài. Nhưng hãy cam kết với việc viết sách hàng ngày. Nếu đủ đam mê và quyết tâm, không quá khó khăn để bạn sẵn sàng thức dậy sớm vào buổi sáng hay ngủ muộn một chút vào ban đêm để dành thời gian cho việc viết sách. Hãy cố gắng dành sự ưu tiên cho cuốn sách của mình.

Bước 2: Lập dàn ý với bố cục rõ ràng

Để bạn không bế tắc hay chán nản bỏ cuộc, hãy thực hiện bước này trước khi bắt tay vào viết sách nhé. Hãy xác định ý tưởng chính cũng như soạn thảo ra một dàn ý cho cuốn sách của mình.

Bạn nên chia ý tưởng chủ đề lớn thành từng phần nhỏ hoặc từng chương. Phương pháp này có nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó giúp cuốn sách của bạn có hệ thống hơn. Thứ hai, thay vì dễ “lao đầu” vào việc triển khai chi tiết ngay từ đầu để rồi bế tắc vì bí tưởng, một dàn ý có chính – phụ rõ ràng sẽ giúp bạn không bị rối và rơi vào tình trạng mất hứng khi đang viết dở dang.

Bước 3: Học hỏi kiến thức và rèn luyện một số kỹ năng hỗ trợ cho việc viết sách

Hiện nay có rất nhiều kinh nghiệm viết lách đang được truyền tai nhau trên mạng xã hội. Hãy lựa chọn cho mình những người tư vấn, hướng dẫn dày dặn kinh nghiệm viết. Hoặc tham khảo những bài viết, những cá nhân (nhà văn, nhà báo,…), tổ chức chuyên viết sách hoặc chuyên tư vấn để bạn có một cuốn sách hay, như ý nhé.

Tất cả mọi người đều không hề có một chút kinh nghiệm nào khi viết cuốn sách đầu tiên. Thế nhưng vẫn có rất nhiều người viết sách, xuất bản cuốn sách đầu tiên thành công vô cùng. Điều bạn cần đó là mong muốn được xuất bản sách và lòng ham học hỏi.

Bước 4: Đặt ra deadline hoàn thành

Đây là bước làm rất đơn giản nhưng lại tối quan trọng. Tôi đã từng nhận lời sếp viết một loạt bài viết về môi trường. Nhưng vì sự thoải mái của sếp “Không có dealine, khi nào hoàn thành thì gửi cho sếp”. Vì vậy, loạt bài ấy đã kéo dài cho đến tận bây giờ vẫn chưa hoàn thành.

Tâm lý chung, nếu không một deadline cụ thể, bạn dễ rơi vào tình trạng trì hoãn và không kỷ luật với bản thân, từ đó dẫn đến tình trạng viết mãi mà không kết thúc. Vì thế, bạn nên đặt ra một deadline cụ thể và khả thi để tự thúc đẩy bản thân mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lập một thời gian biểu cho việc viết sách. Nếu bạn khiến việc viết sách trở thành một thói quen hàng ngày, nó sẽ tự động trở nên gắn bó với bạn. Và tất nhiên, thời gian bạn được cầm trên tay cuốn sách hoàn thiện của chính mình cũng sẽ sớm hơn.

Bước 5: Viết ra những gạch

Viết ra những gạch ý chính, xây dựng ý tưởng, kết nối mạch logic câu chuyện sẽ giúp bạn tạo ra sự gắn kết của các tình tiết bên trong một câu chuyện tổng thể dễ hiểu hơn. Đây là một kinh nghiệm vô cùng thực tế cũng là kinh nghiệm được nhiều người nhắc đến để viết sách thành công.

Bước 6: Triển khai các ý tưởng chi tiết

Sau khi gạch đầu dòng những ý tưởng, những nội dung chính, nội dung câu chuyện bạn hãy bắt đầu triển khai chúng. Hãy tìm ra hướng phát triển của các cốt truyện, xác định các mốc thời gian chính, tạo dựng chủ đề cũng như xây dựng các chi tiết cụ thể… Bên cạnh đó, hãy chú ý văn phạm, cách hành văn, câu cú cũng như lỗi chính tả.

Về cơ bản, sau khi thực hiện, cam kết thực hiện, có trách nhiệm và đủ đam mê với viết sách thì 6 bước trên bạn đã có thể tiến hành và bắt tay vào viết sách cho riêng mình. Khi viết, chúng ta không tránh khỏi những lúc bế tắc, vướng mắc không thể tiếp tục. Đừng lo lắng, hãy liên hệ với ban tư vấn xuất bản sách của Tôn vinh Văn hóa Đọc để được tư vấn, giúp đỡ viết và xuất bản.

Exit mobile version