Tranh dân gian là một trong những di sản văn hoá, lưu giữ và phản ánh sắc thái, phong tục, tập quán mỗi vùng miền, góp phần tạo nên sự đa dạng văn hoá nhưng rất đậm đà bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chiều dài lịch sử, tâm hồn và tài hoa của những nghệ nhân dân gian Đông Hồ đã tạo tác nên những mảng màu, nét bút tinh tế, gợi cảm trong tác phẩm “Gà thư hùng”.
“Trẻ con chơi rồng rắn” – tranh Hàng Trống. Đó là bản giao hưởng giữa cái thực
của đời sống với cái thần trong tư duy mỹ cảm.
Phương pháp tạo hình nổi bật của tranh dân gian được nhiều nghệ nhân quan tâm là tạo sự phong phú bằng những sắc màu tươi sáng và kỹ thuật đồ họa truyền thống.
Những câu chuyện lịch sử được diễn đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, trong sáng
trong tác phẩm tranh Đông Hồ – “Hai Bà Trưng – Bà Triệu”.
Tác phẩm mỹ thuật dân gian tái hiện những chiến công hiển hách của dân tộc.
Điển tích văn học được chuyển tải sinh động vào tranh Hàng Trống.
Ông Hoàng cưỡi cá – Tranh Hàng Trống.
Tín ngưỡng dân gian là một trong những chủ đề chủ đạo của các dòng tranh dân gian.
Trong ảnh là bức tranh “Tứ Phủ” của dòng tranh Hàng Trống.
Tranh thờ của đồng bào các dân tộc vùng cao với những chất liệu hoàn toàn từ thiên nhiên
tạo nên một bản sắc riêng, đại diện cho từng dân tộc.
Tranh Tết và tranh thờ được phát triển qua các thời kỳ, vừa tiếp nhận những ưu điểm của các dòng tranh khác trong khu vực trên cơ sở dân tộc hóa, làm phong phú thêm bản sắc của mình.
Theo: Reds.vn