Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
CHUYỆN KỂ CỦA MỘT ĐẠO SĨ
Câu chuyện thứ Hai: Không thể qua mặt được tổ tiên dưới âm
Ghi chép
(nhiều kỳ)
Sau khi đăng phần Một ghi chép CHUYỆN KỂ CỦA MỘT ĐẠO SĨ, và tiếp tục là phần Trả lời bạn đọc qua bài ghi chép CHUYỆN KỂ CỦA MỘT ĐẠO SĨ, mỗi lần mở trang tonvinhvanhoadoc.vn, tôi lại ngẩn người. Đúng hơn là giật mình: số lượt truy cập tăng vọt.
Như không tin vào mắt mình, tôi nhắn cho H.
Dường như không mấy để ý vào việc đó. H. chỉ nhắn lại cho tôi:
“Cũng là cái tốt cho nhiều người sẽ hiểu được cho những người làm thuốc dân tộc và đạo pháp như em. Nhưng trái lại là mối hiểm họa do những kẻ lạm dụng mê tín dị đoan trục lợi. Thật khó quá…”
Truyền thông quả là con dao hai lưỡi. Tuy nhiên, không thể không tìm hiểu một thế giới bấy lâu chỉ là sự huyền bí, dường như không có thật, không được công khai công nhận.
Tôi mở videoclip xem lại pháp của phái Cao Sơn Huyền Thuật, hình ảnh thầy H. hai tay hơ và vốc lửa rồi xoa, ấn lên huyệt đạo bệnh nhân khá uyển chuyển và kỳ linh kỳ diệu. Phải khổ luyện suốt bao năm tuổi ấu thơ để có được huyền thuật như hôm nay?
Như đã hẹn bạn đọc, tôi xin ghi tiếp những chuyện mà thầy H. kể hoặc cho phép tôi được chứng kiến.
Độc bước cô hành tìm thuốc – Nhật kí zalo của thầy H.
CHUYỆN THỨ HAI: Không thể qua mặt được tổ tiên dưới âm (ghi theo bài ghi chép của thầy H.)
Hôm tự cho mình nghỉ, đang lôi ghita và sáo ra để luyện lại mấy bài đang luyện dở. (nv VTXH: Thầy H. rất đa tài, tài đàn ca sáo nhị và cả viết nữa). Không thế, chắc người tôi sẽ bị nổ tung vì việc tâm linh mất. Đang giải trí thì vợ điện về bảo có thằng bé không hiểu sao từ khi sinh ra tới giờ khóc nhiều héo hon lắm, sợ không sống nổi. Thế là lại cất đàn ca sáo nhị. Lên xe lao nhanh đến nhà họ N. đó.
Thấy thầy họ mừng rỡ. Trên tay người vợ là một bé trai vừa tròn 5 tháng tuổi ngoặt ngoẹo da mặt xanh bủng. Người chồng nét mặt lo lắng.
“Thưa thầy, cháu là đích tôn của ông bà”
Khi đã bày đủ lễ thắp hương và làm đủ mọi thủ tục của một thầy pháp cần phải làm thì thỉnh ba tiếng chuông xin kính thỉnh gia tiên tiền tổ dòng họ N. ngụ tại địa chỉ… hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật hội ngộ cùng cháu con và toàn thể gia quyến để con cháu đời sau được dâng nén hương chén trà báo ân đáp hiếu lên các vị gia tiên của dòng họ. Lại thêm ba tiếng chuông triệu hồi nữa thì lần này bên trái án có hiện ra một cụ ông độ tuổi chừng ngoài 70, dáng người cao gầy diện mạo nghiêm khắc, tay phải chống một cây gậy trúc, tay trái cụ vắt phía sau lưng. Khi cụ ông vừa xuất hiện ở nơi đó thì theo sau là một cụ bà có dung mạo béo thấp nhưng nét mặt có vẻ hiền hòa phúc hậu, đứng phía bên phải án.
Sau khi miêu tả về hình dáng cũng như tướng mạo, thì gia chủ xác nhận đó là bà tổ tức là mẹ đẻ của ông cụ đứng phía bên trái. Và ông cụ xuất hiện đầu tiên với bản mặt nghiêm khắc đó chính là ông cụ của gia chủ. Vì gia chủ lập gia đình nên đã tách ra ở riêng nhà. Còn bố mẹ thì hiện đang ở chung với em trai chưa vợ. Giờ hành lễ có mẹ của gia chủ.
Không như những vong gia tiên của các gia đình khác khi được con cháu mời thầy đến nhà làm lễ thỉnh các cụ lên thụ hưởng lễ vật và sum vầy cùng con cháu là những khuôn mặt rạng ngời niềm vui nỗi buồn xa cách bấy lâu nay mới được gặp con cháu; Hai cụ của gia đình hôm nay hoàn toàn lại mang một sắc thái khác. Bà tổ thì khuôn mặt u sầu chất chứa đầy những u uẩn và nỗi niềm tâm sự. Còn cụ ông thì với nét mặt vốn đã nghiêm khắc nay lại càng dữ tợn hơn với sắc thái hậm hực bực tức như chất chứa một uất hận to lớn gi đó mà bấy lâu chưa được giải tỏa.
Khi đó trong lòng tôi chợt thoáng qua có cảm giác bất ổn nên mạo muội cất lời hỏi han để vấn an như thường lệ.
“Dạ kính thưa hai cụ, cụ cố bà và cụ ông của dòng họ N…
Chát… Tôi chưa dứt lời thì đã phải ngồi hơi lùi lại phía sau một chút, vì ngay lúc đó đứa bé cũng giật mình khóc thét lên do có tiếng gậy trúc ném mạnh trên nền nhà vang lên trong tiềm thức. Cả nhà bỗng hoảng hốt. “Thầy… t..hầy không sao chứ ah…”. “Tôi không sao. Chỉ là không biết các cụ nhà các người có điều gi đó không vừa lòng nên…”.
Tôi bỏ lửng câu nói của mình. Với kinh nghiệm giao tiếp với những người âm giới bấy lâu, tôi nhận ra rằng chuyện này chắc chắn là một chuyện lớn, ghê gớm, và có uẩn khúc khủng khiếp nên tổ tiên dòng họ mới có thái độ như vậy. Chợt tôi nghĩ trong đầu nếu như là chuyên ghê gớm như vậy thì chắc chắn sẽ có tầm ảnh hưởng tai tiếng đến dòng họ và gia đình, nên tôi không còn giao tiếp với hai vong linh đó bằng khẩu âm nữa để tránh được sư tò mò của gia chủ, tránh để phát sinh chuyện không hay.
Ngay khi đó tôi đưa tay ra hiệu cho mọi người trong nhà im lặng và bắt đầu khẽ nhắm mắt lại giao tiếp với hai vong linh đó bằng thần thức.
“Xin lỗi hai cụ cho hỏi có chuyện gì?”
Họ im lặng. Tôi hỏi lại lần thứ hai, câu hỏi của tôi chưa dứt lời thì đã nhận được đáp án.
“Nghiệp chủng đúng là nghiệp chủng mà, khốn nạn khốn nạn. Khốn nạn đến thế là cùng. Nó những tưởng nó làm trò đốn mạt đấy có thể che mắt được hết tất cả mọi người trong nhà ta hay sao. Khóc hả? Gào hả? Thì khóc này gào này!”
Không biết ông cụ đó đã vọt đến đứng ngay cạnh hai mẹ con đứa bé từ lúc nào. Sau mỗi tiếng ông nói khóc hả thì lại đưa tay vả chan chát vào mông và lưng đứa bé. Từng tiếng quát oán giận được rít lên. Sau mỗi tiếng rít của ông già là tiếng gào thét của đúa trẻ vô tội.
Cả nhà thấy đứa trẻ khóc thét thì hoảng hốt gọi thầy rối rít:
“Thầy ơi con của con làm sao thế này thầy ơi? Con lạy thầy cứu con con với thầy ơi”.
Tiếng van khóc tiếng cầu xin cứ rối tinh rối mù cả lên.
Khi ấy họ đâu biết rằng tôi đang trong thể trạng nhập định để giao tiếp với gia tiên nhà họ. Khi quá hỗn loạn nên tôi bắt buộc phải thoát nhập định để trấn an gia đình.
“Cả nhà bình tĩnh, giờ tôi đang cố tìm hiểu nguyên nhân và nghe tôi nhắn rõ: lát nữa khi tôi nhập định thì dù có bất cứ chuyện gi cũng không được hỏi han hay đánh động đến tôi nghe chưa”
Khi đã dặn dò kĩ và trấn an mọi người, tôi lại ngồi xếp bằng thả lỏng và để tư tưởng thần thức của mình lên tiếng.
“Thay mặt cho gia chủ, Mộc Tử con xin được vấn an hai cụ và hai cụ rộng lòng từ bi hỉ xả thương cho sinh linh bé bỏng mà cho con được hỏi hai cụ đôi lời ạ”.
Ông cụ gần như đã nguôi phần nào, thôi không còn hành đứa nhỏ nữa nên tình hình trong lúc này cũng tạm ổn.
Tôi tiếp lời:
“Thưa hai cụ, con là H. do có duyên với những người quá cố nên được mang ngiệp làm thầy trên dương thế và được Thầy sắc phong cho pháp hiệu là Mộc Tử. Hôm nay nhờ hữu duyên nên được gia chủ mời đến diện kiến gia tiên nhà ta, còn có gì thiếu sót mong các cụ hỉ xả mà lượng thứ rộng lòng bỏ qua cho”
“Vô phúc, đúng là vô phúc”.
Bớt đi vẻ bực tức của ông cụ thì bây giờ bà tổ mới chịu lên tiếng:
“Họ mạc nhà ta bao đời nay tuy không làm nên công danh tiếng tăm gì nhưng bấy lâu nay ăn ở với xóm làng cũng ko hề ác tâm ác đức. Vậy mà tự dưng họa đâu để thứ dâu con lăng loàn ôm bụng nghiệp chủng đẻ con của nó trong cái nhà này làm ô uế dòng họ bẩn mắt gia tiên”.
Đến đây thì tôi đã hiểu được quá nửa câu chuyện, khi tiềm thức đang đinh lên tiếng thì – tao là tao giết… giết… Tao bóp chết… Lại là tiếng gào thét xé ruột đứt gan của đứa nhỏ. Cả nhà lại được một đận hoảng hốt.
Khi đó trong tiềm thức nhập định tôi đã thấy mọi chuyện dường như đã quá sức chịu đựng của đứa trẻ nhỏ nên mới vội hướng hình ảnh tiềm thức của mình để cạnh ông cụ năn nỉ xin xỏ.
“Dạ lạy cụ, cụ dạy chí phải ạ. Con thì nào có to gan lớn mật dám can thiệp vào chuyện riêng của gia đình cụ. Nhưng giờ cụ xuôi dạ xét lại cùng con xem, người có tội mang nghiệp là mẹ nó chứ dù sao đứa trẻ cũng là một sinh linh vô tội. Các cụ có quở có phạt có răn có đe thì luận đúng người đúng tội. Dù sao trẻ nhỏ không có quyền được lựa chọn cha mẹ nên may mắn phúc phần cho nó được sinh nhờ trong nhà ta. Các cụ có thương con quý cháu thì cũng đừng bắt tội cháu nhỏ nhiều quá thành ra cả cháu dâu cháu trai của các cụ cũng phải chạy đôn chạy đáo mà khổ lây…”
Ông cụ quắc mắc gườm gườm nhìn tôi. Cái ánh mắt như muốn trút hết bao nỗi u uất cũng như toàn bộ tức tối lên đầu tôi cho xả hết cơn giận. – “Vậy chứ anh đến đây dậy khôn chúng tôi đấy hả. Không phải máu mủ nhà này, khác dạ tanh lòng, không trừ nó đi để sau này kẻ ngoại tộc này đoạt hết cơ ngơi của họ nhà tôi đấy hả” – “Dạ dạ bẩm cụ, con nào dám có ý đó, chỉ là con thấy thương cho sinh linh vô tội mà vì nó trong thời gian qua cả nhà đã vất vả sớm hôm, con cháu cụ cũng khổ vì điều này rồi, các cụ rộng lòng hỉ xa lượng thứ cho để con cháu các cụ được an phận” – “À được vậy chứ giờ thằng oắt con này chết đi là hết khổ con cháu nhà ta rồi…!”. Tôi tái mặt thất sắc vì câu nói chưa dứt mà ông cụ đã đúng sát đứa bé, tay phải cụ đã để sát cổ đứa bé tự khi nào… – Ặc… ặc… khặc… kh… ă… c oe oe oe. Tiếng khóc tắc nghẹn, tiếng khó thở như có vật gì chèn trong cổ họng của đứa bé phát ra những âm thanh ngột ngạt đến chết chóc.
Tôi vái lão như tế sao. Đến giây phút này sự tôn kính tôi dành cho lão gần như đã không còn nữa.
Tôi vội lại gần, đỡ tay lão và hết giọng xuống nước năn nỉ:
“Con lay cụ con cắn rơm cắn cỏ con xin cụ. Cụ hãy rủ lòng thương cho sinh linh bé bỏng vô tội mà xuôi dạ. Người mang nghiệp đáng bị như vậy, nào có phải là đứa bé vô tội đáng thương đó đâu cụ ơi”
“Cậu tưởng ta mù ta điếc ta không biết và không nhìn thấy điều đó hay sao? Ngay từ đầu hôm cưới con khốn nạn kia dám vác cái bụng nghiệp chướng lên để thắp hương cho ta là ta đã ngứa mắt và trừng trị nó, xô ghế cho nó ngã để hỏng cái nghiệp chướng nó mang theo rồi. Ai ngờ mẹ nó lại thỉnh Phật Bà Quan Âm cho nó đeo trước ngực làm ta khó mà tác động lên nó được nhiều. Từ ngày cưới đến ngày nó đẻ, ta đã tính trăm phương ngàn kế để hủy cái nghiệp chủng này bằng được. Nhưng khốn nạn thay đàn bà mang chửa dương khí rất thịnh vì mang trong mình thai khí nên ta khó tiếp cận được. Đành ngậm đắng nuốt cay đợi ngày nó chào đời mà ra tay dần. Nhưng mỗi lần vào gần thì nó lại tiểu bậy bạ và con lăng loàn kia lại mang dây chuyền mặt Phật Bà nên ta chỉ đứng xa mà cầm gậy hành xác nó cho hả giận. Hôm nay nó bỏ dây chuyền ra đánh gió quên chưa mang lại bên mình là cơ hội ta ra tay thì cậu lại xuất hiện. Có lẽ số của hai mẹ con nhà nó chưa tận”
“Thôi cụ ạ, con biết là cụ lo nghĩ và thương con cháu nhưng nãy con cũng nói rồi, dù sao nó cũng là đứa trẻ vô tội. Gia tiên nhà mình không nhận cũng đành, nhưng nếu cụ ra tay lại mang nghiệp oán rồi sau chuyển sinh lại gặp báo oán, thành ra con mạo muội xin cho cháu nhỏ được sống và dần dần vào dịp thich hợp thì để mẹ cháu nói rõ mọi chuyện. Ý cụ thế nào?”
“Xin tha hả… Hừ… Muốn sống hả… Xem ra thằng nhãi con này cao số được cậu xin cho một mạng, âu cũng là cái duyên nên ta cũng không muốn làm khó cho cậu. Nhưng con lăng loàn kia ta không bỏ qua được. Gọi nó qua đây”
Tôi lập tức thoát nhập định bảo bà mẹ chồng bế đứa cháu, kêu mẹ đứa bé qua quỳ bên trái tôi chịu án. Cả nhà ngơ ngác không hiểu gì chỉ biết lập cập làm theo. Họ đâu biết rằng trong khung cảnh một ông thầy trẻ tuổi ngồi khoanh chân trước mặt đang đấu tranh giành giật sự sống cho một sinh linh bằng tư tưởng bằng tiềm thức mà cõi này gọi chung là tâm linh. Khi cô con dâu lập cập quỳ bên trái tôi. Đầu gối chưa kịp hạ xuống đến đất thì: chát bốp một tiếng động vang vọng trong tiềm thức. Không ngờ ông già đó đã cầm cây gậy trúc từ khi nào và đã nhắm thẳng vào đầu đứa cháu dâu mà phang… Khi đó cô cháu dâu này lên tiếng. – Thầy ơi con sao thế? Sao hoa mắt mà cảm giác như bị cái gì đó đập vào đầu ấy thấy ạ..! – Chả nhẽ tôi lại bô bô là tiên sư mày bỏ bom nhà người ta giờ tổ tông người ta hành mày đấy… Chỉ là một thoáng suy nghĩ vì ức chế mà thoáng qua thôi. Trong lúc này với tư cách một người thầy cứu người thì tuyệt đối không bao giờ tôi được phép cho mình làm điều đó.
Tôi trấn an
“Không sao đâu cô cứ quỳ đó đi”
Sau khi trấn an, tôi tiến vào nhập định để tiếp tục xin xỏ cho người đàn bà này. Nhưng lạ thay lại không như tôi nghĩ, giờ này bà cố lại khuyên ông cụ đó nên buông bỏ.
“Thôi con ạ..! Dù gì giờ nó cũng là dâu con nhà mình rồi, tuy không nên không phải nhưng từ ngày nó về làm dâu thì sống cũng phải đạo, nên con xem có cách nào vẹn toàn thì thu xếp cho thỏa. Chứ ban ngày ban mặt ta và con linh vía ở lại dương gian lâu cũng không tốt đâu”
Bà cụ vừa dứt lời thì ông cụ lại quay sang tôi.
“Thế vậy chứ theo thầy nên thu xếp thế nào nhỉ?”
Đúng là họa vô đơn chí mà. Xin sống xin chết cho người ta nhưng đến khi người ta cho mình quyết định lại là lúc khó nhất.
“Dạ theo con thì dẫu sao mọi chuyện cũng đã xuôi xuôi nên hãy để người nào buộc thì người đó cởi thôi cụ ạ. Con tính là vào thời điểm thích hợp gần đây để chị ta tự khai ra tất cả và đã gây tội thì âm hay dương cũng đều phải trừng phạt. Thứ nhất là giữ đúng kỉ cương gia quy. Thứ hai nữa âu cũng dạy lại cho cô ta một bài học thích đáng để sau này biết tu tâm mà dưỡng tính. Con tính là sớ dâng cấp lệnh lên quan âm giảm dương thọ 5 năm để chuyển sang qua cho con cháu họ N. lãnh hưởng coi như cô ta đã đền bù danh dự cho gia đình ta
Tôi nhìn sang phía cụ bà, thấy bà gật gật có vẻ xuôi dạ thì bỗng… – Không… không được… – Dạ dạ… dạ ý cụ là…? – 5 năm không được, quá ít. Phải 10 năm còn không ta không dễ bỏ qua đâu. Trong hoàn cảnh vạn bất đắc dĩ tôi đành phải gật đầu làm sớ để cô ta điểm chỉ hóa sớ gửi về âm mà xử thôi.
Khi đã xong mọi việc tôi xin phép gia chủ mượn căn phòng vắng chừng 10 phút. Tôi viết vội tóm tắt lại sự việc. Và gặp riêng cô con dâu ra hiệu im lặng, bí mật nhét vội cho cô ta tờ giấy rồi ra về trong thầm lặng.
Phía sau vẫn là những cái nhìn ngơ ngác và có thể là đôi phần khó hiểu của ánh mắt gia chủ.
*
H. gửi cho tôi những trang viết kể lại câu chuyện cứu người. Đồng ý cho tôi công khai câu chuyện này.
Xin phép H., công khai nốt những ý nghĩ của một đạo sĩ của Cao Sơn Huyền Thuật.
“Hiện tại em bé đã an yên. Chỉ có mỗi em với mẹ nó biết chị ạ. Bố nó mấy lần muốn hỏi em sự thể. Chả lẽ em bảo thằng cu đó không phải con mày, không phải cháu đích tôn dòng nhà mày à. Nát nhà người ta. Mà tổ nhà này linh ứng quá, định hành thằng bé cho đến chết. “Ác liệt” thật. Họ có theo Phật Đạo gì đâu. Cứ luật âm mà quật. Tổ nhà đó có giết chết đứa bé đó cũng không bị tội. Vì âm giới có quy định không phải nhà mình không phải con cháu mình thi tổ tiên được phép ra tay triệt hạ. Lâu rồi ngàn đời nay vẫn vậy. Luật âm làm vậy để tránh trường hợp con cháu họ nhà khác vào nhà người ta tước đoạt quyền thừu kế cũng như tài sản, vì quy định là của ai là của người đó, của con của cháu người đó. Khổ. Nhà đấy thấy cháu đich tôn thì mờ hết mắt rồi. Thằng bé kia mà rụng một cọng lông, cả nhà đó nhịn ăn cả mấy bữa ấy chứ. Xong rồi, thỏa thuân xong. Viết sớ báo xuống âm phạt con dâu giảm 10 năm dương thọ trả ngiệp cho nhà chồng. Và đến khi thích hợp phải nói ra, giờ xin khất.
Đấy, đừng tưởng lăng nhăng qua mặt được người nhà mà qua mặt được các cụ…”
“Úi thế nào là nịnh vong chị ơi. Người mình còn sống còn thể xác còn có cái trao đổi. Các cụ chết rồi còn mỗi linh hồn mà đã bực thì gần như hết nước. Hết sớ này tấu nọ nịnh đủ kiểu. Mà toàn phải giao tiếp bằng tâm thức. Không nói được ra mồm. Tổ nhà đấy cũng “ác liệt” chị nhỉ. Đòi giảm dương thọ con dâu 10 năm đẩy sang cho nhà họ hưởng. Dâu đấy cũng chỉ dám quỳ đấy nói gì nghe đấy chứ dám đả động gì. Bị tổ nhà đấy nắm thóp rồi. 10 năm chia sang cho con cháu nhà họ. Tổ nhà đấy thích ai thương ai thì cho người đó”
“Sao không cho cô dâu đó sám hối mà tích công đức nhỉ? Sao cứ phải giảm thọ?”
“Sám gì. Đấy là giáo lí nhà Phật còn nhà này có theo gì đâu, chỉ theo luật âm”
Nhân năm mới 2019, tôi ghi lại câu chuyện có thật này, được sự đồng ý của thầy H. Với mong muốn câu chuyện sẽ đem đến cho nhiều người những suy nghĩ tích cực, những khám phá mới về tâm linh.
Có Tâm sẽ có Linh. Chúng ta hãy mở nhãn thứ ba của mình để tiếp cận thế giới tâm linh một cách chân thành tôn kính nhất.
– 5/1/2019 –
(Còn tiếp)
Nhà thuốc Dược Tâm đường – Cao Sơn Huyền thuật
https://www.facebook.com/huyen.thuat85/
Giới thiệu
Huyền thuật là nơi bạn cảm nhận và thấy được sự hiện hữu của những điều bí ẩn!
Chữa các bênh về xương khớp.
Chữa các bệnh tâm linh mà Y học chưa lý giải.
Đt kết nối zalo (chỉ trả lời trên zalo): 0944568136
Email: dinhhoang1985@gmail.com