Bích Ngọc
Miley Cyrus, Selena Gomez, Ariana Grande… đều từng phải hoãn hủy show vào phút cuối. Đối với những đêm nhạc lớn, do những ca sĩ nổi tiếng thế giới biểu diễn, việc hoãn hủy show bất ngờ sẽ gây nên những hệ lụy như thế nào?
Chuyện các ngôi sao nổi tiếng thế giới hủy show vào phút cuối, khi tất cả công tác chuẩn bị cho buổi biểu diễn đã được tiến hành, từng xảy ra khá nhiều.
Chẳng hạn hồi tháng 4/2014, trong lịch lưu diễn “Bangerz Tour”, Miley Cyrus từng bất ngờ hủy một show vì bị cúm, sau đó, cô lại tiếp tục hủy một show khác vì lý do dị ứng thuốc. Cuối cùng, Cyrus hủy toàn bộ show đã được lên lịch trong tháng 4 và biểu diễn bù vào tháng 8.
Miley Cyrus – Ariana Grande – Selena Gomez
Đó chắc chắn là một vấn đề lớn đấy và đối với tất cả các bên, hậu quả đều không nhẹ nhàng chút nào – ông Tom Windish đến từ công ty tổ chức sự kiện Windish Agency cho biết.
Khi một buổi diễn gặp trục trặc, 95% khả năng show đó sẽ không bị hủy, mà sẽ chỉ bị hoãn. Nếu xét tới toàn bộ số lượng đêm nhạc mà một nghệ sĩ thực hiện trong tour vòng quanh thế giới, bạn sẽ thấy rằng việc họ phải hoãn hủy show là rất hiếm gặp – bà Susan Rosenbluth, phó chủ tịch công ty quảng bá sự kiện Goldenvoice bình luận.
Lý do thường gặp nhất đối với những show bị hoãn hủy vào phút cuối là gì?
Nghệ sĩ bị ốm. Thời tiết quá xấu. Trục trặc kỹ thuật. Không được cấp visa…
Sẽ thế nào khi phải xếp lại lịch cho một đêm diễn bù?
Nếu phải hoãn đêm diễn, tất cả các bên đều muốn thống nhất được thời điểm biểu diễn bù trước khi chính thức thông báo tới khán giả rằng đêm diễn không thể diễn ra. Lúc đó, một kế hoạch phác thảo sẽ được đưa ra để các bên cùng bàn bạc. Sau đó, ban tổ chức sẽ thông báo một ngày biểu diễn bù tới khán giả, đi kèm với thông báo tạm hoãn đêm diễn.
Swift từng nói: Khi bạn bị ốm, nhưng bạn lại là ca sĩ, và bạn sắp có một show diễn, những trục trặc sức khỏe bỗng khiến bạn cảm thấy như thể mình là một con chuột thí nghiệm đầy bất lực. Bản thân nghệ sĩ cũng không dễ chịu gì trong những sự việc như vậy – bà Susan Rosenbluth khẳng định.
Chuyện gì xảy ra trong ê-kíp khi nghệ sĩ cho biết họ sẽ không thể biểu diễn?
Nhiều chuyện lắm, liên tục những cuộc gọi tới tấp. Mọi người đều phải cố gắng đưa ra những quyết định thật nhanh, tốt nhất là mọi chuyện nên được thống nhất trước khi các thiết bị âm thanh, sân khấu được dựng lên, đặc biệt khi địa điểm biểu diễn là sân vận động hay nhà thi đấu lớn, bởi sẽ có rất nhiều thiết bị cồng kềnh được chuyển tới, khiến rắc rối càng lớn.
Hoãn show vào phút cuối có tốn kém không?
Chỉ một từ: rất tốn. Những hậu quả sau đó khá đáng kể. Về phía nghệ sĩ, đội ngũ đồng hành, đi tour cùng họ là rất đông, khi một nghệ sĩ nghỉ diễn, hàng chục, thậm chí hàng trăm người phải “ngồi chơi” theo. Đơn vị tổ chức – quảng bá đêm diễn cũng phải chịu những tác động mạnh – ông Michael Jarowek, chuyên viên quảng bá sự kiện chia sẻ.
Trong trường hợp hoãn đêm diễn vào phút chót, như trường hợp nam ca sĩ Drake từng hoãn một show ở Philadelphia hồi năm 2013 ở thời điểm… một giờ sau giờ biểu diễn. Điều này có nghĩa mọi công việc chuẩn bị hoàn tất rồi, khi đó số tiền bị lãng phí là rất lớn.
Lê THị Hồng Nhung đăng bài