Tiến sĩ Daniel Dobrev

(Cộng hòa Bulgaria)

(JiKhanh biên dịch)

Trong hai bài viết trước đây, đã đăng trên Tonvinhvanhoadoc, tôi đề cập đến lý do lập Dự án trong cuộc sống, cách nhận biết Dự án quan trọng từ muôn vàn ý tưởng. Và trong bài viết thứ ba này, tôi sẽ chỉ ra cho bạn cách thực hiện Dự án quan trọng của cuộc đời mình.

Có 3 giai đoạn để thực hiện dự án: A) chuẩn bị; B) thực hiện; C) quyết toán.

Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá các yếu tố của Giai đoạn chuẩn bị (Giai đoạn A)

Bước 1: Tóm lược kinh doanh

Ở hai bài viết trước, chúng ta đã đề cập đến việc muôn vàn ý tưởng nảy nở trong đầu sẽ kết tinh thành Dự án với sự trợ giúp của công cụ phân loại cấp độ Dự án (DoL), kết quả là chúng ta có thể tạo ra một mô hình Dự án khá thuận lợi. Quá trình này kết thúc với một bản tóm lược kinh doanh của Dự án, hoặc một hình dung rõ ràng về quá trình kinh doanh. Đây là phần giải thích ngắn về Dự án bao gồm 5 yếu tố cốt lõi:

– Mục tiêu của Dự án; Kế hoạch chiến lược; Phân tích SWOT*; Tập hợp nguồn lực; Sự phổ biến của Dự án.

Khái niệm này sẽ giúp bản thân người quản trị Dự án hiểu rõ ràng hơn về Dự án và giúp họ có một tài liệu để đệ trình xin hỗ trợ tài chính khi cần.

Bước 2: Tập hợp nguồn lực

  • TÀI CHÍNH
  1. Tài chính trong nước

1.1 Các nhà tài trợ từ nước ngoài có trụ sở trong nước như: EU, WB, ADB, IMF, UN… Vậy phạm vi của các dự án phù hợp để chúng ta có thể tiếp cận các nhà tài trợ này là gì? Chúng ta có thể yêu cầu họ hỗ trợ bao nhiêu tiền? Những hoạt động đầu vào hợp lý gồm những gì?

1.2 Quỹ nhà nước/tỉnh

1.3 Ngân hàng thương mại

– Làm thế nào để trình bày dự án nhằm mục đích được vay vốn ngân hàng một cách thích hợp? Làm thế nào để tìm đúng người hỗ trợ trong ngân hàng? Những ngân hàng nào phù hợp để tiếp cận? Những loại tiền nào cần vay để thực hiện Dự án?

  1. 4 Liên doanh với các công ty địa phương.

2. Tài chính quốc tế

2.1 Trụ sở chính của các nhà tài trợ kể trên

– Cần xác định rõ lý do tại sao bạn cần xin hỗ trợ tài chính tại Trụ sở chính của các cơ quan như EU, WB, ADB, IMF, UN… và cần biết những điểm khác biệt nào so với việc tiếp cận các văn phòng đại diện trong nước? Có gì mới để bổ sung vào hồ sơ tiếp cận? Làm thế nào để giao tiếp với họ?

2.2 Các nhà tài trợ không có văn phòng trong nước.

– Các nhà tài trợ vốn không có văn phòng đại diện tại Việt Nam là một cơ hội lớn cho chúng ta kêu gọi vốn cho Dự án của mình, nhưng chúng ta cũng vấp phải khó khăn khi cần giải thích cụ thể về Việt Nam; Mặt khác, nhờ Dự án của bạn hay của ai đó khác, mà các nhà tài trợ đó có thể tạo ra một văn phòng đại diện tại địa phương; thu hút một số đối tác quốc tế ổn định với nhiều kinh nghiệm làm việc ở địa phương hơn, thu hút nhân sự phù hợp với họ.

2.3 Gia đình và các quỹ phòng hộ đầu tư

Hai nguồn tài chính này có đặc điểm khá bảo thủ; Phù hợp với những Dự án mang tính ổn định, thủ tục cấp vốn chậm; bởi đó là nguồn tài chính riêng của họ.

2.4 Nhà đầu tư thiên thần và quỹ khởi nghiệp

– Những nguồn cấp vốn này là thích hợp nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME); các loại khác còn phụ thuộc vào giai đoạn họ tài trợ; các hình thức tài trợ qua  hội thảo, hội nghị, v.v…

Cách tiếp cận các tổ chức tài chính:

  1. Tiếp cận riêng lẻ. Cách tiếp cận này có đặc điểm: – Cần nhiều thời gian và phải có điểm mạnh trong Dự án; – Kết quả không chắc chắn; – Phải tìm đến mọi nguồn để có được sự tài trợ riêng.
  2. Các tập đoàn đa quốc gia;
  3. Tiếp cận theo đơn vị. Với các loại như: – Hiệp hội; – Nhóm doanh nghiệp; – Các tổ chức phi Chính phủ – Tổ hợp công ty
  • NGUỒN PHÁP LÝ

Tập hợp các thông tin pháp lý của Dự án; Dự án có thể nằm ngoài phạm vi luật pháp (luật cấm); Hãy chọn một Dự án phù hợp luật pháp; Khung pháp lý (công ty riêng, chi nhánh, nền tảng, liên doanh… đều phụ thuộc vào các yếu tố, được thể hiện trong phần quan trọng của bài giảng); cần có Dự án hợp pháp để thuê ngoài khi hoạt động?; Tìm những luật sư giỏi tư vấn cho Dự án (lập ra danh sách các đối tác tiềm năng trong tương lai, được lựa chọn theo nguyên tắc khách quan).

  • NGUỒN NHÂN SỰ

Đó chính là đội ngũ nhân viên làm việc cho Dự án. Bạn cần cân đối tỷ lệ nhân sự giữa: – địa phương /quốc tế; – nam/nữ;  và quan tâm đến tuổi tác của nhân sự. Hãy hỏi kinh nghiệm của những bậc tiền bối, một hành động lý tưởng để có trải nghiệm tích cực trong Dự án thành công trước đây. Học tập cả từ những rủi ro để ghi nhớ những điểm tiêu cực từ các dự án cũ; Tôi khuyến nghị bạn nên hỏi kinh nghiệm từ những người có tầm ảnh hưởng lớn (nhưng dĩ nhiên bạn cũng cần học hỏi kinh nghiệm từ những người khác nữa).

  • MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

– Dự án cần được định nghĩa là thuộc loại hi-end (công nghệ cao) hoặc Dự án khởi nghiệp nhằm tiết lộ mục đích của Dự án với xã hội, nhưng cũng có trường hợp bạn không nên để lộ thông tin về Dự án, để tránh nguy cơ rủi ro trong quá trình xác định Dự án.

– Kết hợp giao tiếp trực tuyến và quản lý ngoại tuyến, nguyên tắc “mặt đối mặt” đặc biệt cần thiết trong giai đoạn Dự án khởi đầu.Tên thương hiệu của Dự án. Dự án này xuất phát từ quốc gia nào. Va chạm và tác động từ các giai đoạn làm việc. Quảng cáo cho Dự án bằng cách tạo các giá trị bổ sung: như các tổ chức từ thiện được kết nối với Dự án;  

– Quan tâm thêm đến các đối tác, không phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài chính; – từ chối sử dụng xe cộ không phù hợp để chống lại sự cạnh tranh.

Bước 3: Lập kế hoạch kinh doanh

Với yếu tố này, giai đoạn chuẩn bị A đã kết thúc.Thông thường, lập kế hoạch kinh doanh là một tài liệu lớn bao gồm khoảng 200 – 400 trang và có những nội dung sau đây:

– Tính khả thi về mặt pháp lý;

– Tính khả thi về tài chính;

– Sự lưu chuyển tiền mặt;

– RoI (Tỷ suất hoàn vốn) / RoE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu).

Thông thường việc này được thực hiện bởi các công ty kiểm toán uy tín (KPMG, E & Y, PWC), nhưng cũng có thể là một bộ phận từ các nhóm tư vấn địa phương. Quan trọng nhất là Kế hoạch kinh doanh này phù hợp với người hỗ trợ tài chính mà ta đã chọn. Thậm chí, tốt hơn hết là ta sử dụng các “vũ khí” tư vấn hoặc dịch vụ mà họ đã từng dùng đến. Một số ngân hàng tổ chức cung cấp dịch vụ này như một sản phẩm hỗ trợ tài chính.

Vậy là mọi việc đã được hoàn tất.

Chúng ta đã sẵn sàng để bắt đầu thực hiện Dự án!

(Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. ) Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.
Exit mobile version