Những bức ảnh dưới đây được thực hiện trong những chuỗi “ngày tàn” của các võ sĩ samurai trước khi họ chính thức trở thành ký ức trong đời sống văn hóa của người dân Nhật Bản.

Võ sĩ samurai được xem là những “quý tộc” trong quân đội Nhật Bản xưa. Những võ sĩ samurai đầu tiên xuất hiện từ thời trung cổ ở Nhật và đã đạt được quyền lực lớn nhất vào thế kỷ 12.

Được xem là cánh tay đắc lực của những “mạc phủ” (tướng quân Nhật), các võ sĩ samurai được đề cao trong quân đội, được kính trọng trong xã hội và cũng được hưởng nhiều đặc quyền.

Các võ sĩ samurai phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt, nhấn mạnh vào sự thiện chiến, gan dạ, dũng cảm, kỷ luật và trung thành, ngoài ra, họ cũng phải tu dưỡng đạo đức để đạt tới tinh thần “võ sĩ đạo”.

Những bức ảnh dưới đây được thực hiện trong những chuỗi “ngày tàn” của các võ sĩ samurai trước khi họ chính thức trở thành ký ức trong đời sống văn hóa của người dân Nhật Bản. Những hình ảnh dưới đây chụp lại chân dung những võ sĩ samurai cuối cùng trước khi họ biến mất khỏi dòng chảy văn hóa của đất nước mặt trời mọc.

Sau khi nước Nhật bước vào thời kỳ Phục hưng Meiji hồi năm 1868 với nhiều thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế – chính trị, việc mang kiếm theo người khi đi ra phố bị cấm đối với tất cả người dân Nhật, ngoại trừ lực lượng quân đội chuyên trách. Các võ sĩ samurai không còn là những nhân vật quan trọng hàng đầu trong quân đội nữa, họ bị giải tán từ đây.

Tuy vậy, tinh thần võ sĩ đạo là giá trị vô hình mà các võ sĩ samurai để lại trong đời sống văn hóa truyền thống Nhật. Dù họ dần chìm lắng và biến mất trong dòng chảy văn hóa – lịch sử, nhưng hình ảnh của họ vẫn mãi khơi gợi nên những xúc cảm và thậm chí đã trở thành đề tài khai thác cho các tác phẩm nghệ thuật Đông – Tây.

Tinh thần võ sĩ đạo của các samurai vẫn tiếp tục được người dân Nhật lưu truyền và trở thành chuẩn mực đạo đức để cả dân tộc Nhật hướng tới trong suốt chiều dài lịch sử.

Dưới đây là bộ ảnh về những võ sĩ samurai cuối cùng của Nhật, được chụp từ năm 1863-1900:

Ảnh chụp năm 1881

(1900)

(1865)

(1865)

(1864)

(1867)

(1867)

(1867)

(1877)

(1880)

(1880)

(1882)

(1890)

(1885)

(1870)

(1865)

(1867)

(1867)

(1865)

(1860)
Theo Dân trí
Exit mobile version