Đây là những bức ảnh quý hiếm mà Nhà hát Kịch Việt Nam lưu giữ khi nghệ sĩ Phạm Bằng tham gia các vở kịch tại Nhà hát. Đã hơn 40 năm trôi qua nhưng các vai diễn của ông trong những vở kịch vẫn còn ấn tượng sâu đậm.
Vốn theo học trường Cao đẳng Giao thông công chính nhưng khi đang theo học năm thứ 2 thì Phạm Bằng phải bỏ dở vì những lí do riêng. Sau này, nhờ nhân duyên đưa đẩy mà vào tháng 12/1959, Phạm Bằng tham gia Đoàn Văn công Hà Nội (tiền thân của các đoàn kịch, chèo, cải lương Hà Nội hiện nay).
Theo lời ông từng kể, trong 5 năm đầu tiên, Phạm Bằng gần như không có cơ hội biểu diễn và từng có lúc chán nản định bỏ nghề. Tuy nhiên, từ 1965, cơ hội bắt đầu đến với ông. Có dáng người người cao, khuôn mặt sáng hình, Phạm Bằng thường được giao các vai tư sản, phản động hay cường hào ác bá thời phong kiến.
Sau 10 năm công tác ở Đoàn Văn công Hà Nội, đầu 1975, Phạm Bằng chuyển sang Nhà hát kịch Việt Nam. Trong 20 năm làm việc tại đây, ông đã có nhiều vai diễn quan trọng trong các vở: Câu chuyện tình yêu, Những bông hoa Anh túc, Nghêu Sò Ốc Hến, Hồn Trương Ba da hàng thịt…
Theo các nghệ sĩ Nhà hát kịch Việt Nam, giữa các gương mặt gạo cội của Nhà hát thời đó như Thế Anh, Trọng Khôi, Hà Văn Trọng, Đoàn Dũng, Nguyệt Ánh… Phạm Bằng vẫn được khán giả biết tới bởi lối diễn thông minh và chuẩn mực của mình.
Nhớ về NSƯT Phạm Bằng không thể không nhắc đến các vai Lý trưởng trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (tác gia Lưu Quang Vũ). Vở diễn này được công diễn năm 1986 và đã giúp ông giành HCV cá nhân tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.
Nghệ sĩ Phạm Bằng từng chia sẻ: “Trong cuộc đời mình, tôi đã làm nhiều vai hài. Trong đó có những vai có thể xếp vào diện “để đời” được. Ví dụ như vai Lý trưởng trong vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của anh Lưu Quang Vũ. Kịch của Lưu Quang Vũ xuất sắc chính bởi những vai diễn thâm thúy, sâu sắc. Vai hài của tôi chỉ là vai thứ chính, mang tính chất điểm xuyết, nhưng cười rất thâm thúy”.
Ngoài vai diễn trên, vai thiếu úy Minh trong vở kịch tình báo “Đêm tháng 7” (đạo diễn Dương Linh) ông đóng chung cùng nghệ sĩ Thanh Tú cũng để lại nhiều ấn tươngj. Từ vai diễn đó mà chàng trai trẻ Phạm Bằng nhận ra rằng, đóng kịch không chỉ để mưu sinh mà nó đã bắt đầu ngấm vào ông như một đam mê cháy bỏng.
Đặc biệt, năm 1986, vai diễn Lý trưởng trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Năm 1992, Phạm Bằng được phong tặng danh hiệu NSƯT. 3 năm sau, ông nghỉ hưu và rời Nhà hát kịch Việt Nam. Bắt đầu từ thời điểm này,cái tên Phạm Bằng được khán giả quan tâm nhiều hơn ở các bộ phim truyền hình, tiểu phẩm hài hay chương trình “Gặp nhau cuối tuần”.
Theo Hà Tùng Long – Dân trí