Các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ biến kịch bản “Quan thanh tra” gần 200 tuổi thành tác phẩm mang hơi thở thời đại với nhiều vấn đề thời sự, trong đó có chi tiết liên quan đến vụ án oan 17 năm.
Với mong muốn giới thiệu một trong 100 tác phẩm kinh điển của sân khấu thế giới, Nhà hát Tuổi trẻ chọn dựng Quan thanh tra. Kịch bản được văn hào Nikolai Gogol viết năm 1835 với giọng văn mỉa mai, châm biếm. Nhân vật chính là một anh công chức nhỏ hết tiền, lang thang đến một thị trấn. Quan dân của vùng tưởng nhầm anh là thanh tra từ thủ đô Peterburg đi thị sát. Vốn là những kẻ tham nhũng, các quan chức lo sợ, tìm cách mua chuộc, hối lộ cho “quan lớn”. Nhân dịp đó, chúng tố cáo lẫn nhau, nói xấu để tâng công. Viên thị trưởng định lợi dụng vợ và con gái để leo cao hơn trên bậc thang danh vọng.
Hình ảnh quan chức địa phương bàn mưu đối phó với Quan thanh tra trong vở kịch. |
Khi dựng vở, các nghệ sĩ gặp khó khăn bởi tác phẩm kịch có tuổi đời gần 200 năm, bối cảnh xã hội đã lùi xa vào lịch sử. Để mang tới sự tươi mới, đạo diễn đưa vào những tình tiết thời sự. Trong một phân cảnh, viên Kiểm học tới đút lót Quan thanh tra. Sau khi quan nhận tiền, viên Kiểm học phụ trách giáo dục chắc mẩm: “Chắc hắn không tới trường học nữa. Mình quyết định bỏ luôn môn Sử. Thế là xong”.
Ở phân cảnh khác, viên Chánh án tới hối lộ Quan thanh tra. Ông ta xu nịnh: “Cố nhiên, tôi sẽ mang hết tài hèn sức mọn, lòng nhiệt thành sốt sắng làm sao cho xứng đáng với quan trên“. Để tỏ rõ lòng trung, người này tuyên bố: “Ngài có cần kết án ai ngay không? 10, 15, thậm chí 20 năm tôi cũng sẵn sàng kết án tù oan. Ngài đừng ngại, kết án nhầm 17 năm đi chăng nữa, tôi cũng chỉ cần xin lỗi gần 30 phút là xong”.
Hai tình tiết “bỏ môn Sử” và “án oan“ đều gợi liên tưởng tới những vấn đề lớn xảy ra gần đây. Chi tiết “bỏ môn Sử” giống dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự thảo này đề xuất tích hợp môn Lịch sử với Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc. Dự thảo nhận sự phản đối của các học giả, đông đảo công chúng. Nhiều ý kiến cho rằng môn Sử có vai trò quan trọng, tích hợp với môn khác tức là “khai tử” môn Sử, và chưa biết kết quả sẽ ra sao.
Chi tiết “tù oan” gợi liên tưởng những vụ án oan gần đây. Trong đó, ông Huỳnh Văn Nén phải ngồi tù tới hơn 17 năm. Còn ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang cũng mất 10 năm oan uổng.
Quan thanh tra (áo xanh) thật ra là tay công chức quèn. |
Bên cạnh đó, vở kịch động chạm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội. Việc quan chức cố giữ ghế được cường điệu trong lời khai của Chánh án: “Tôi được bầu vào khóa ba năm là hết nhiệm kỳ. Nhưng đến nay sau 21 năm tôi vẫn tiếp tục giữ chức vụ”. Thói chạy theo thành tích được thể hiện qua cách xử lý của người phụ trách y tế. Khi biết tin Quan thanh tra đến, người đứng đầu bệnh viện cho bệnh nhân về nhà gần hết, để tránh tình trạng quá tải, giữ sự sạch đẹp tạm thời…
Vở Quan thanh tra do nghệ sĩ Chí Trung đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của Anh Tuấn, Vân Dung, Chí Huy, Ngọc Huyền, Quanh Ánh… Đặng Hữu Phúc đảm nhận phần âm nhạc với giai điệu Nga. Vũ điệu trong tác phẩm được biên đạo bởi Lâm Yến – nghệ sĩ từng học múa ở Nga bảy năm. Họa sĩ Doãn Bằng thực hiện sân khấu, phục trang làm nên một không gian đậm chất văn hóa Nga. Tác phẩm được công diễn sau dịp Tết Bính Thân.
Theo Lam Thu – Vnexpress
Với mong muốn giới thiệu một trong 100 tác phẩm kinh điển của sân khấu thế giới, Nhà hát Tuổi trẻ chọn dựng Quan thanh tra. Kịch bản được văn hào Nikolai Gogol viết năm 1835 với giọng văn mỉa mai, châm biếm. Nhân vật chính là một anh công chức nhỏ hết tiền, lang thang đến một thị trấn. Quan dân của vùng tưởng nhầm anh là thanh tra từ thủ đô Peterburg đi thị sát. Vốn là những kẻ tham nhũng, các quan chức lo sợ, tìm cách mua chuộc, hối lộ cho “quan lớn”. Nhân dịp đó, chúng tố cáo lẫn nhau, nói xấu để tâng công. Viên thị trưởng định lợi dụng vợ và con gái để leo cao hơn trên bậc thang danh vọng.
Hình ảnh quan chức địa phương bàn mưu đối phó với Quan thanh tra trong vở kịch. |
Khi dựng vở, các nghệ sĩ gặp khó khăn bởi tác phẩm kịch có tuổi đời gần 200 năm, bối cảnh xã hội đã lùi xa vào lịch sử. Để mang tới sự tươi mới, đạo diễn đưa vào những tình tiết thời sự. Trong một phân cảnh, viên Kiểm học tới đút lót Quan thanh tra. Sau khi quan nhận tiền, viên Kiểm học phụ trách giáo dục chắc mẩm: “Chắc hắn không tới trường học nữa. Mình quyết định bỏ luôn môn Sử. Thế là xong”.
Ở phân cảnh khác, viên Chánh án tới hối lộ Quan thanh tra. Ông ta xu nịnh: “Cố nhiên, tôi sẽ mang hết tài hèn sức mọn, lòng nhiệt thành sốt sắng làm sao cho xứng đáng với quan trên“. Để tỏ rõ lòng trung, người này tuyên bố: “Ngài có cần kết án ai ngay không? 10, 15, thậm chí 20 năm tôi cũng sẵn sàng kết án tù oan. Ngài đừng ngại, kết án nhầm 17 năm đi chăng nữa, tôi cũng chỉ cần xin lỗi gần 30 phút là xong”.
Hai tình tiết “bỏ môn Sử” và “án oan” đều gợi liên tưởng tới những vấn đề lớn xảy ra gần đây. Chi tiết “bỏ môn Sử” giống dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự thảo này đề xuất tích hợp môn Lịch sử với Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc. Dự thảo nhận sự phản đối của các học giả, đông đảo công chúng. Nhiều ý kiến cho rằng môn Sử có vai trò quan trọng, tích hợp với môn khác tức là “khai tử” môn Sử, và chưa biết kết quả sẽ ra sao.
Chi tiết “tù oan” gợi liên tưởng những vụ án oan gần đây. Trong đó, ông Huỳnh Văn Nén phải ngồi tù tới hơn 17 năm. Còn ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang cũng mất 10 năm oan uổng.
Quan thanh tra (áo xanh) thật ra là tay công chức quèn. |
Bên cạnh đó, vở kịch động chạm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội. Việc quan chức cố giữ ghế được cường điệu trong lời khai của Chánh án: “Tôi được bầu vào khóa ba năm là hết nhiệm kỳ. Nhưng đến nay sau 21 năm tôi vẫn tiếp tục giữ chức vụ”. Thói chạy theo thành tích được thể hiện qua cách xử lý của người phụ trách y tế. Khi biết tin Quan thanh tra đến, người đứng đầu bệnh viện cho bệnh nhân về nhà gần hết, để tránh tình trạng quá tải, giữ sự sạch đẹp tạm thời…
Vở Quan thanh tra do nghệ sĩ Chí Trung đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của Anh Tuấn, Vân Dung, Chí Huy, Ngọc Huyền, Quanh Ánh… Đặng Hữu Phúc đảm nhận phần âm nhạc với giai điệu Nga. Vũ điệu trong tác phẩm được biên đạo bởi Lâm Yến – nghệ sĩ từng học múa ở Nga bảy năm. Họa sĩ Doãn Bằng thực hiện sân khấu, phục trang làm nên một không gian đậm chất văn hóa Nga. Tác phẩm được công diễn sau dịp Tết Bính Thân.