Đầu những năm 90, nhà nước Liên Xô tan vỡ. Nước Cộng hoà Liên bang Nga ra đời đã tạo ra cơn địa chấn trong xã hội đương đại và ít nhiều có tác động mạnh đến đời sống của cộng đồng người Việt cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Thực trạng xã hội ấy đã như một thứ xúc tác tạo đà cho sự ra đời của những trang văn, trang thơ thấm nỗi đau đời và tình cảm chan chứa đối với nước Nga, đối với quê hương đất nước.

Sau 6 năm, kể từ khi Nhà nước Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, gọi tắt là Liên Xô, công nhận chính thức Việt Nam và đặt quan hệ ngoại giao, giữa năm 1957,đoàn nhà văn đầu tiên của Việt Nam chính thức sang thăm Liên Xô với những Nguyễn Văn Bổng, Võ Huy Tâm, Thanh Tịnh, Nguyên Ngọc và nữ sĩ Anh Thơ. Từ đấy về sau, kéo dài đến tận cuối những năm 80 của thế kỷ 20, hàng trăm lần các nhà văn, nhà thơ danh tiếng của ta đã thường xuyên có điều kiện qua lại viếng thăm quê hương những lâu đài văn chương vĩ đại của nhân loại. Mà thực ra, đấy thường chỉ thuần tuý là những cuộc “lãng du”, “cưỡi ngựa xem hoa” hoặc nhận tiền nhuận bút để phục vụ cho các chuyến ngang dọc nước Nga mà tìm cảm hứng cho những chùm thơ hay bút ký nào đấy. Đó thực sự chưa thể gọi là có một mảng văn chương đích thực của người Việt, những người đã gắn một phần máu thịt của mình với nước Nga nơi xa xôi vạn dặm!.

Còn nhớ, khởi từ giữa năm 1981, thực thi Hiệp định hữu nghị và hợp tác lao động giữa Việt Nam và Liên Xô, những đội quân lao động đầu tiên của Việt Nam bắt đầu tràn sang mưu sinh hợp pháp ở khá nhiều thành phố lớn của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết, hợp cùng dăm trăm lưu học sinh đang học nơi đây, dần dần tạo thành một cộng đồng người Việt đông đảo. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, trong khi Liên Xô đã và đang nghiêng ngả vì vận hành cải tổ thì cộng đồng người Việt đã lên tới hơn trăm ngàn người. Số lượng lưu học sinh của ta tại các trường đại học danh tiếng của bạn cũng lên đến cực điểm năm ngàn người. Trong số đội ngũ lao động và trí thức đông đảo ấy, nhiều người đã sớm gắn bó đời mình với nghiệp nghiên cứu và sáng tác văn chương và đa phần đã có chút tên tuổi từ trong nước. Hình như, dòng máu văn chương bẩm sinh của mỗi người và “bệnh” nghề nghiệp đã níu kéo họ lại gần nhau qua những đêm thơ mini hay dạ hội thơ do Đại sứ quán tổ chức. Và chính từ không khí tạo đà ấy, nhu cầu tập hợp nhau để xin phép Đại sứ quán cho thành lập một hội nghề nghiệp cùng một tạp chí văn chương chuyên ngành như là một lẽ tự nhiên. Và thế là tạp chí Người bạn đường (theo sáng tạo đặt tên của nhà thơ Trần Đăng Khoa) ra đời vào tiết thu năm 1992, quy tụ những gương mặt các nhà văn Việt Nam cùng các gương mặt yêu sáng tác văn chương khác tại Nga với những sáng tác bật ra từ đời sống thực, từ xã hội đang rối loạn của bước đường cải tổ trên đất bạn, làm lay động tâm can bạn đọc. Trên diễn đàn văn nghệ cộng đồng, đã dần dần nhận diện được những gương mặt quen thân như: Hồ Quốc Vĩ (Viện kinh tế thế giới), Vũ Đình Huy (Viện Hoá – Lý), Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Chiến, Châu Hồng Thuỷ, Vũ Xuân Hương, Thuỳ Linh, Từ Thị Loan, Phan Thanh Thuỷ (nhóm Trường viết văn M. Gorki), Trần Văn Thi (Ban quản lý lao động), Bùi Quang Thanh (ĐHSP V.Lênin), Nguyễn Hải Kế, Mai Quỳnh Nam, Trần Nho Thìn, Hữu Đạt, Trịnh Bá Đĩnh, Vũ Thanh, Lê Tây (Viện Hàn lâm Nga), Bùi Mạnh Nhị, Phạm Công Trứ (Xanh Pêterburg), Hoàng Tân Hưng, Lê Thanh Minh (Đại học mỹ thuật tạo hình Nga), Nguyễn Phúc Thành (Công nhân lao động tại Trerpôves), Tôn Thất Chiêm, Xuân Thanh, Hồng Hà (Đại học Văn hóa) cùng hàng loạt các cây bút khác nổi lên từ đội quân lao động đông đảo và từ các trường đại học trên khắp Liên bang Xô Viết, như Nguyễn Thị Kim Hiền, Nguyễn Thụng, Lờ Anh Tuấn, Vừ Thị Thu Trang, Hoàng Xuõn Tuyền, Phan Chớ Hiếu… Trong cái không khí “Người thì chuốt nhạc, đan thơ; Người thì đánh quả tính tờ, tính cây!” ấy, trên các trang thơ của tạp chí Người bạn đường và tạp chí Đất nước (của Đại sứ quán), bạn đọc dễ nhận ra số lượng các bài thơ, truyện ngắn hấp dẫn, bổ ích ngày một tăng lên. Tâm trạng, nỗi niềm của những người con xa xứ đêm ngày học tập, lao động vất vả với trăm nghìn nỗi truân chuyên, đã được các nhà văn, nhà thơ nói hộ lòng mình. Và cũng từ đó, hàng trăm bài thơ, hàng chục truyện ngắn của người Việt từ bốn phương trời của Liên Xô cũ đã tới tấp gửi về Ban trù bị thành lập Hội những người hoạt động văn học nghệ thuật tại Liên bang Nga. Một cuộc thi thơ và truyện ngắn được đề xuất nhanh nhậy trước đó trong cộng đồng đã gặt hái vụ mùa đầu tiên đáng khích lệ và trân trọng. Cả một đội ngũ đoạt giải đã chiếm được lòng tin của mọi người và trở thành lớp tác giả trẻ có đóng góp quan trọng cho phong trào hoạt động văn hoá nghệ thuật của người Việt tại Matxcơva. Đó là các cây bút thơ: Võ Thị Thu Trang, Tử Huyền, Hoàng Xuân Tuyền, Phan Chí Hiếu và các cây bút truyện: Trần Minh Hoàng (ĐHSP Lugarxcơ), Vũ Thanh (Viện Hàn lâm Nga)…

Đầu những năm 90, nhà nước Liên Xô tan vỡ. Nước Cộng hoà Liên bang Nga ra đời đã tạo ra cơn địa chấn trong xã hội đương đại và ít nhiều có tác động mạnh đến đời sống của cộng đồng người Việt cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Thực trạng xã hội ấy đã như một thứ xúc tác tạo đà cho sự ra đời của những trang văn, trang thơ thấm nỗi đau đời và tình cảm chan chứa đối với nước Nga, đối với quê hương đất nước. Và từ đây, xuất hiện nhiều gương mặt mới trong các lĩnh vực sáng tác, nghiên cứu văn chương, góp phần làm sôi động đời sống hoạt động văn học của cộng đồng. Đấy là những Thiên Can, Nguyễn Văn Tài (Viện Ngôn ngữ), Lê Tây, Ngô Minh Sơn, Thi Ải Bắc (Viện Hàn lâm), Thuỵ Anh, Tường Vân (ĐHSP V.Lênin) và đặc biệt là các cây bút trưởng thành từ các Trung tâm Thương mại như: Nguyễn Thanh Xuân, Đỗ Hà, Hồng Chiên, Nguyễn Đình Lâm (Trung tâm Sông Hồng), Nguyễn Thông, Lê Anh Tuấn (Trung tâm Tôgi), Nguyễn Mạnh Hiền (Trung tâm Lion)…

Quy tụ đội ngũ cầm bút của người Việt tại Liên bang Nga vào một tổ chức xã hội và nghề nghiệp là một nhiệm vụ nghiêm túc được Đại sứ quán đặt ra cho anh chị em văn nghệ sĩ. Tháng 8 – 1994, Hội Văn học Nghệ thuật tại Liên bang Nga ra đời đã đáp ứng được nguyện vọng của gần 100 cây bút thơ, văn, nhạc, hoạ vốn đã và đang học tập, lao động, sinh sống chủ yếu ở Matxcơva. Có thể nói, đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng của quá trình hình thành và xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ người Việt tại Nga, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của đời sống văn hoá cộng đồng và tạo nhịp cầu thắt chặt mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa cộng đồng người Việt với các nhà văn, nhà văn hoá Nga (trong đó có nhiều người vốn đã trở thành bạn thân thiết của các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học Việt Nam, như N.Nhikulin, M. Tkachốp, V. Antoshenco, M. Socolop,…). Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ chính của mình tại các trường Đại học, các Viện nghiên cứu hoặc các đơn vị hợp tác lao động, các Trung tâm thương mại, hàng chục cây bút của Hội vẫn thường xuyên bám sát đời thường, cảm nhận hơi thở của thời cuộc để mang lại những trang văn, trang thơ cảm động và được cộng đồng đón nhận. Những tác phẩm nóng hổi không khí của cuộc vật lộn với chữ nghĩa và bát cơm manh áo nơi đất khách quê người, qua năm tháng đã được lựa chọn và giới thiệu một phần trên các tạp chí Người bạn đường và Đất nước, hoặc được đăng tải trên hàng loạt báo chí trong nước như Văn nghệ, Tiền phong, Văn nghệ Quân đội,…Còn lại, phần lớn được giới thiệu qua các đêm thơ tại các khu ký túc xá hoặc các Trung tâm thương mại. Gần như mỗi năm không dưới 5 đêm thơ được tổ chức hoành tráng tại các trung tâm thương mại lớn. Cảm động biết bao khi được chứng kiến tại từng đêm thơ, hàng trăm người yêu thơ đã biết gạt đi nỗi vất vả đời thường để hoà vào nỗi đồng cảm với các nhà thơ của cộng đồng mà họ hằng quý mến. Đây cũng là điều đặc biệt và một thực trạng hiếm có đối với cộng đồng người Việt nơi xa xứ. Nhiều bài thơ, câu thơ qua các đêm thơ đã được người nghe đón nhận một cách thành tâm, hứng thú và nhập tâm lưu truyền trong nội bộ. Sự tiếp nhận đó đã trở thành nguồn động viên vô giá và tiếp thêm niềm cảm hứng vô tận cho người sáng tác.

Trải qua hơn chục năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ những người làm thơ của Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga đã có những đóng góp rất đáng quý và đáng tự hào. Hơn 50 đêm thơ – nhạc đã được tổ chức, từ Matxcơva đến Upha, Volgagrat và các thành phố khác của Liên bang Nga. 14 số Tạp chí Người bạn đường với chất lượng mang tính chuyên nghiệp đã chiếm cảm tình sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bên cạnh đó, hàng loạt tập thơ của các hội viên đã được xuất bản. Tập thơ đầu tiên được in bằng tiếng Việt tại Matxcơva là Hoàng hôn nhớ của Nguyễn Đình Chiến (1992); Tiếp đến là các tập thơ được các nhà thơ trong nước đánh giá cao như: Ngoảnh lại, Dư âm, Phía bên kia trời, Miền yêu thương của Nguyễn Huy Hoàng (1996 – 2000), Heo may xứ tuyết của Bùi Quang Thanh (1998), Bước trượt của Mai Quỳnh Nam (1998), Sông trưa của Vũ Xuân Hương (2000)… Và đặc biệt là 2 tuyển thơ có chất lượng tốt, gây được tiếng vang trong lòng bạn đọc của cộng đồng cũng như trong nước như Những nẻo đường xứ tuyết (M.1995) và Tuyết ấm (M.2003). Bên cạnh đó, đều đặn trên các số tạp chí Người bạn đường và Đất nước, hàng loạt các chùm thơ, truyện ngắn, chân dung của các nhà văn Nga đó được chọn dịch và công bố, góp phần thắt chặt mối quan hệ giao lưu văn hóa, văn chương giữa Nga và Việt Nam.

Cũng trong hơn chục năm qua, chất lượng sáng tác văn chương, đặc biệt là thơ của người Việt ở Nga đã lọt “mắt xanh” của nhiều cơ quan báo chí và tuyển chọn thơ trong nước. Ngoài những sáng tác được chọn in trên báo chí Trung ương, không ít cây bút còn được xuất hiện trong các tuyển thơ danh tiếng. Đó là các tác giả Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Chiến, Bùi Quang Thanh, Lê Tây, Nguyễn Thông, Thuỵ Anh, Võ Thị Thu Trang,… trong tuyển thơ “Việt Nam quê hương tôi” do Uỷ ban về người Việt ở nước ngoài và NXB Văn học Hà Nội xuất bản; các tác giả Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Chiến, Bùi Quang Thanh, Châu Hồng Thuỷ, Nguyễn Huy Hoàng, Thuỵ Anh…trong “Tuyển thơ Việt Nam 1975 -2000” – NXB Văn học, H.2001 và “Tuyển thơ Việt Nam nửa thế kỷ 1945 – 2000” – NXB Lao động, H.2001. Bên cạnh đó, nhiều sáng tác đã được giới thiệu trên báo Nước Nga văn học, Đài phát thanh tiếng nói Matxcơva…

Đồng hành với đội ngũ đông đảo của thi ca là những cây bút văn xuôi cũng được đánh giá khá cao. Nhiều truyện ngắn xuất hiện trên báo chí tại Matxcơva cũng như trong nước như những mảng đời chân thực, sống động và tạo nhiều dư âm. Người đọc dường như không thể quên những số phận, những nỗi niềm qua hàng loạt truyện ngắn: Bây giờ là tháng năm của Vũ Thanh, Bảy tam thất của Châu Hồng Thuỷ, Vòng đời của Nguyễn Phúc Thành và nhiều truyện nữa của những Thuỳ Linh, Nguyễn Huy Hoàng, Thiên Can, Nguyễn Văn Tài, Đỗ Hà,Tường Vân, Hồng Chiên… Một số tập truyện ngắn và tiểu thuyết của các hội viên ra đời đã tạo ra sức nặng văn chương cho mảng văn xuôi xa xứ và để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Có thể kể đến: Hai đầu một bức thư tình (tiểu thuyết) của Hữu Đạt, Matxcơva thời mở cửa (truyện-ký) của Nguyễn Huy Hoàng, Hoa Bồ công anh (tiểu thuyết) của Thiên Can, Thân phận xứ người (tập truyện) của Nguyễn Văn Tài, Con kiến tật nguyền (tập truyện) của Nguyễn Đình Lâm…

Chỉ cần lướt qua một số thành tựu văn chương của đội ngũ văn nghệ sĩ người Việt tại Liên bang Nga từ 1990 đến những năm đầu thế kỷ XXI, ở hai loại hình thơ ca và văn xuôi cũng có thể cảm nhận được vị thế dù còn khiêm tốn của văn chương người Việt tại Liên bang Nga nhưng đã có những đóng góp quan trọng vào đời sống văn hoá của một cộng đồng tương đối lớn và có những nét đặc thù không giống với bất kỳ cộng đồng người Việt nào ở các nước khác trên thế giới như Ba Lan, Pháp, Mỹ, Úc, Canađa, Đức… Đội ngũ các nhà văn, nhà thơ ở Nga hầu như không phải là những người định cư chính thức. Họ dường như luôn có ý nghĩ và tâm trạng của những kẻ “đi công tác” xa nhà. Và vì thế luôn có những biến động. Nhiều cây bút quen thuộc sau một thời gian nhất định đã trở lại công tác và hoạt động văn hoá nghệ thuật tại quê nhà. Và những cây bút mới lại kế tiếp, nối bước những thế hệ đi trước, hoà nhập vào đời sống văn hoá cộng đồng để những mong có được nhiều sáng tác góp ích cho đời sống văn hoá xã hội.

Xuyên suốt những sáng tác văn chương của người Việt tại Liên bang Nga những chục năm qua, có thể nhận thấy ẩn hiện trong đó luôn đầy ắp nỗi suy tư, tình cảm và tâm trạng chung của người Việt nơi xa xứ. Đó là hơi thở nóng hổi của cuộc sống thực, thấm đẫm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt nơi đất khách quê người giữa muôn vàn biến đổi dữ dội của xã hội, bao nỗi gian nan vất vả, vui buồn theo nhiều cung bậc khác nhau, vừa khắc nghiệt vừa thi vị cùng những số phận và tâm trạng mang đậm dấu ấn một thời. Và nổi lên trong đó là tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương sâu đậm, chất nhân văn đậm đà, tình cảm thân thiết, sáng trong đối với bạn bè Nga và nền văn hoá Nga vĩ đại. Khá nhiều sáng tác đã vươn tới độ chuyên nghiệp, có giá trị khái quát cao và rung động lòng người, ám ảnh tâm trí của ngàn vạn người con xa xứ.

Nhìn dưới góc độ đó, có thể nghĩ rằng dòng văn học xa xứ của người Việt Nam ta từ nghìn năm qua, kể từ những trang viết của các sứ giả trải các triều Đinh – Lý – Trần – Lê,… đến nay đã lại và đang được nối tiếp và kế tiếp một cách xuất sắc. Với bề dày của hàng ngàn trang viết và chất lượng vốn có của hàng trăm bài thơ, hàng chục truyện ngắn đang nằm trên tay bạn đọc, chúng ta có quyền hy vọng đến một lúc nào đó, văn chương của người Việt tại Nga sẽ nhanh chóng bắt gặp sự quan tâm của các nhà sưu tập, các nhà phê bình nghiên cứu và đặc biệt là sự chăm sóc, ưu ái của Hội nhà văn Việt Nam, để ngõ hầu giữ được những giá trị đích thực của một mảng văn học tích cực đã và đang diễn ra, đặng góp phần tô đẹp thêm vẻ đẹp của nền văn học Việt Nam đương đại!

Trên bước đường hoạt động, không ngừng củng cố và phát triển, Hội những người hoạt động văn học tại Liên bang Nga bên cạnh chuyện làm ăn, sáng tác còn tham gia vào nhiều hoạt động xã hội khác tại nước bạn. Trong khi do hoàn cảnh lịch sử, quan hệ giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Nga bị gián đoạn nhiều năm (cuối những năm 80-đầu những năm 90 của thế kỷ XX), nhiều hội viên của Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam tại Nga đã chủ động nối lại mối quan hệ với các nhà văn Nga vốn yêu quý Việt Nam, tạo thành một đường dây nghề nghiệp và tình cảm thân thiết, được lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam khuyến khích, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ. Trong hàng chục đêm thơ tại các Trung tâm thương mại của người Việt, thường xuyên có sự hiện diện tham dự của các nhà văn, nhà thơ thuộc Hội Nhà văn Matxcơva và Hội Nhà văn Nga. Đặc biệt, từ năm 1999 trở đi, Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga đã chọn đêm Nguyên tiêu (Rằn tháng Giêng) hàng năm để tổ chức các đêm thơ và gặp mặt các nhà văn hóa Nga, dưới sự tài trợ của các trung tâm thương mại danh tiếng. Hoạt động văn hóa đó liền mạch cho đến nay, trở thành nét đẹp truyền thống trong đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Việt tại Nga, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bè bạn. Có thể nói, chính Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga đó bằng những hoạt động văn chương và tỡnh cảm chõn thực của mỡnh, xõy tạo nờn nhịp cầu hữu nghị chắp nối liền mạch mối quan hệ giữa đội ngũ các nhà văn đương đại Nga với đội ngũ sáng tác văn chương người Việt nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Trong hoàn cảnh Hội Nhà văn Việt Nam vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, gần như xao nhóng mối quan hệ anh em vốn thõn thiết với các nhà văn thuộc Liên bang Xô Viết để nồng nhiệt hướng về các vùng đất Tây Âu cùng sự vồ vập tiếp đón những bài thơ, truyện ngắn có dáng dấp “sám hối” của các cựu chiến binh một thời bên kia chiến tuyến, việc giữ được nhịp cầu văn chương trên đất Nga của Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cần được ghi nhận như một giá trị văn hóa mang tính lịch sử và ý nghĩa Quốc tế sõu sắc.

Từ năm 2003 trở lại đây, cùng với sự ra đời của Hội người Việt tại Liên bang Nga, Hội Văn học- Nghệ thuật đã cho xuất bản định kỳ tờ tạp chí văn chương mang tên Tao đàn, với nội dung và chất lượng nghệ thuật được nâng lên rõ nét. Song hành với tờ báo viết là trang báo mạng “Người bạn đường nét” kịp thời chuyển tải lượng thông tin văn hóa, văn học đa chiều, góp phần đáp ứng nhu cầu của bạn đọc khắp nơi trên toàn cầu thời hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế. Hoạt động văn chương của Hội vỡ thế, cũng đã mở rộng biên độ, số lượng hội viên tăng lên do sự tham gia của hàng chục cây bút sáng tác không chuyên từ các trường đại học, các trung tâm thương mại. Cũng phải đến thời điểm lịch sử này trở đi, dường như Hội Nhà văn Việt Nam mới có mối lưu tâm đến sự hiện diện của một hội chuyên ngành văn chương người Việt tại Nga và những cây bút có quá trỡnh đóng góp đó qua. Bằng chứng cụ thể là, trong mấy năm vừa qua, đó cú 3 thành viên (Nguyễn Đình Lãm, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Kim Hiền) của Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam!

Cũng từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, sự biến động của hoàn cảnh xã hội và những diễn tiến trong chính sách đối với người nước ngoài của chính quyền sở tại đã ít nhiều tác động đến đời sống người Việt nói chung và sinh hoạt văn học nghệ thuật nói riêng. Thực trạng mang tính cấp thiết đó đã và đang đòi hỏi sự quan tâm chặt chẽ và thiết thực của các cấp, các ngành và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là Liên hiệp các hội văn học-nghệ thuật, Hội Nhà văn Việt Nam, đối với cộng đồng người Việt nói chung và những người hoạt động văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga nói riêng, hiện nay.

Sẽ khiếm khuyết và thiếu hụt biết bao nếu trong kho tàng văn chương khổng lồ của Việt Nam không có sự hiện diện những sáng tác văn học-nghệ thuật do chính con em đất Việt đã và đang lao động, học tập, làm ăn nơi xa xứ sáng tạo ra! Tiếp nối sự liền mạch của dòng văn chương nơi đất khách quê người trên tiến trình lịch sử văn chương nước nhà, hàng ngàn trang văn, trang thơ của người Việt Nam tại Liên bang Nga vào những năm cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, dẫu còn khiêm tốn nhưng cũng đủ bút lực để lộ ra một diện mạo văn chương hấp dẫn và đáng quý. Bước vào không gian rộng mở của mối quan hệ, giao lưu, hội nhập toàn cầu hôm nay, tin rằng, Hội những người hoạt động văn học-nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga sẽ ngày càng phát triển, vững mạnh, góp phần tô đậm thêm tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt-Nga; và đặc biệt, sẽ góp cho gia tài văn chương xa xứ nói riêng, kho tàng văn chương nước nhà nói chung những tác phẩm có giá trị.

Nguồn: Vanvn.net