Chuyên mục TRUYỆN HAY trong tuần này, Cầm Kỳ Official xin được giới thiệu chùm truyện ngắn của nhà văn LÊ QUANG TRẠNG.

Sẽ phát lần lượt vào các ngày thứ Ba, Tư, Năm, Sáu (21-24.3.2023)

Mời ace bạn bè đón nghe.

Truyện ngắn NGƯỜI NUÔI TRÂU TẾ

Truyện ngắn NGƯỜI THẮP ĐÈN CHO NÚI

Truyện ngắn NGƯỜI TRONG BÃO

Truyện ngắn THẮP ĐÈN TRONG BÃO

Lê Quang Trạng sinh ngày 17 tháng 01 năm 1996 tại huyện cù lao Chợ Mới, tỉnh An Giang. Anh bắt đầu sáng tác từ những năm ngồi trên ghế nhà trường tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Quang Sáng tại quê nhà Mỹ Luông, Chợ Mới An Giang. Anh tốt nghiệp ngành Ngữ văn tại trường Đại học An Giang. Anh hiện công tác trong ngành văn hóa tại tỉnh An Giang và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, hội viên Hội VHNT An Giang.

Lê Quang Trạng đã xuất bản các đầu sách như:

Dòng sông không trôi (tập truyện ngắn, 2016), Vệt sáng của bụi (tập truyện ngắn, 2022), Khói biên phương (tập truyện ngắn, 2022), Màu của lửa (tập truyện ngắn, 2022)

Thủ lĩnh băng vịt đồng (truyện dài, 2018, 2019), – Cá linh đi học (truyện dài)…

Ngoài ra:

Áp tai vào đất (tập thơ, 2017),

Những hạt bùn vạn dặm (tập tản văn)

Người chở chữ qua sông (tập bút ký, 2022),

Đạt được các giải thưởng: Giải Ba – Giải thưởng Văn học tuổi 20 lần thứ VII (2019 – 2022); Giải A – Giải thưởng VHNT Huỳnh Văn Nghệ lần thứ VI (2016 – 2020), giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (2018 – 2019), giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tuần báo Văn nghệ (2015 – 2017), giải thưởng cuộc vận động sáng tác VHNT của Bộ Quốc phòng (2017), giải thưởng Tác giả trẻ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (2016)…

– Giải Nhì cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Xứ Thanh (2015 – 2016),

– Giải Ba cuộc thi truyện ngắn và bút ký của tạp chí Cửa Việt (2018 – 2019),

– Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Người lao động (2018 – 2019)

– Giải Ba cuộc thi truyện ngắn khu vực đồng bằng sông Cửu Long – 2019.

* Tác phẩm đã xuất bản:

– Dòng sông không trôi (tập truyện ngắn)

– Áp tai vào đất (tập thơ)

– Thủ lĩnh băng vịt đồng (truyện dài)

– Vệt sáng của bụi (tập truyện ngắn)

– Người chở chữ qua sông (tập bút ký)

– Những hạt bùn vạn dặm (tập tản văn)

– Khói biên phương (tập truyện ngắn)

– Cá linh đi học (truyện dài)…

NGƯỜI NUÔI TRÂU TẾ

LÊ QUANG TRẠNG

Chuyện kể rằng năm Sửu, không rõ là năm Sửu nào, làng bị dịch tả, người chết như rạ. Những người còn sống sót lập đàn tế trời, cầu mong cho cơn dịch tả mau qua. Đàn đang tế thì có một người lên cốt Thành hoàng bổn cảnh, phán rằng trời động lòng nên cấp cho làng một chức quan, để coi sóc chúng dân, đẩy tan tà khí và dịch bệnh trong thời hạn năm năm. Tuy nhiên, cứ mỗi năm năm, làng phải tế một con trâu, để tạ ơn thần đã coi sóc xóm làng. Dân làng mừng rỡ, xin ứng trước ngay một con trâu. Ông chánh tế cầm một gốc tre ngà chẻ đôi, đưa lên khỏi đầu rồi buông xuống đất. Gốc tre vỡ đôi hiện ra một mặt sấp, một mặt ngữangửa, âm dương đầy đủ, thần thánh đồng tình.

Từ đó, làng có lệ cứ năm năm phải tế một con trâu. Trâu tế phải là trâu mạnh khỏe, được chăm sóc kỹ lưỡng, không bệnh hoạn, không dị tật, không được giao phối trước khi tế thần. Để đảm bảo trâu tế phải sạch sẽ, không phật ý thành hoàng, làng cắt cử ra một hộ nhận chăm sóc trâu, vì thế mà nhà tôi nhiều đời mưu sinh bằng nghề gia truyền, nuôi trâu tế.

Cứ mỗi con trâu tế, nhà tôi sẽ được làng đong cho mười giạ lúa trả công. So với những nghề khác, thì nghề nuôi trâu tế có huê lợi khá hơn nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng nuôi trâu tế được. Trâu tế là loài được chọn lọc kỹ từ bầy trâu len của làng, chọn khi nó vừa mới thôi bú mẹ. Những người có nhiều kinh nghiệm đứng ra chọn trâu, dựa vào số lượng râu, màu sắc của lưỡi, hình dáng của đuôi và móng, phải đạt được tướng phú, thì tế thần, làng mới được trúng mùa và thịnh phát.

Cũng chính vì sự chọn lựa đó, mà trâu tế thường là những con có tính khí ngang tàn, hung dữ, ăn tạp và rắn rõirỏi. Nếu không có kinh nghiệm khiển trâu thì khó lòng quản được nó, nhất là vào thời điểm động dục. Ngoài những kinh nghiệm mang tính bí quyết gia truyền, gia đình tôi còn truyền đời một cây xà lút để khiển trâu. Đó là một cây gỗ tròn dài độ năm tấc, cán to cở cỡ cán dao, nhỏ dần về phía đầu. Cán xà lút được cuộc buộc quanh bằng một miếng da cọp, đoạn da ngay miệng, còn vươn những sợi ria. Mũi xà lút được gắn cái nanh cọp nhọn hoắt. Tuy nhiên cây xà lút này hiếm khi được dùng để đâm vào mình trâu mỗi khi nó lì, chỉ cần giương lên là nó đã sợ đến té đái, không cần phải đánh đập chi nhiều.

Năm đó trâu làng đẻ được con nghé Cò, toàn thân nó mang một màu trắng bạch tạng. Làng nghĩ đó là điềm chẳng lành nên định đưa trâu xuống chùa để chùa nuôi và nghe kinh kệ. Nhưng những người coi trâu bảo, trâu tuy bạch tạng, nhưng mang đầy đủ tướng quý của linh ngưu, trong năm năm để kiếm một con có tướng tinh như vậy quả là không phải dễ. Vì vậy mà con nghé cò Cò được bàn giao cho cha tôi nuôi lấy, đợi khi nào làng tìm được con trâu khác có tướng tốt hơn thì thịt con nghé Cò này. Còn không, thì sẽ đem nó tế thần.

Cha dắt nghé Cò về nhà, khi nó được vài tháng tuổi. Thời điểm ấy, con nghé vẫn chưa thôi bú mẹ, nhưng vì sợ tai họa, nên chủ nó bắt phải đem đi càng sớm càng tốt. Về nhà, tội con nghé mới chỉ biết ăn rơm, nên mẹ tôi thường chắt nước cơm, pha với chút đường cho uống. Vậy mà nghé Cò lớn nhanh, nó khỏe khoắn không thua gì những con trâu đực khác cùng lứa.

Cha tôi nói, con trâu Cò này có tính điềm đạm khác thường so với những con trâu tế khác. Ông đồ rằng nó không được thành hoàng chọn, nên nó hiền từ và không mang thần khí, cũng chẳng hung hăng. Khi nhỏ, mấy lần ông vót tre chuẩn bị xỏ mũi, là Cò lại nhũi nhũi mặt vào rơm, đôi mắt nó rỉ hai dòng nước chẳng khác gì người ta đang khóc. Mẹ tôi thấy vậy mà cầm tay ông lại, bà khóc, “số mệnh nó trước sau gì cũng tế thần, ông xỏ mũi chi tội nó, dầu gì nó cũng hiền, mà dẫu có hung thì cũng còn cây xà lút”. Ông nội nghe vậy cảm thương, nên thôi. Ông cuộc buộc dây quanh cổ và quanh nách nó, cầm tai Cò ông nói, tao không xỏ mũi, thì mầy ráng mà ngoan, chớ để tao lấy xà lút đâm thì mầy toi mạng. Cò như hiểu tiếng người, nó gật gù nhùi nhũi vào ông như nũng nịu.

Bây giờ nó đã là con trâu Cò hai tuổi. Bốn năm từ ngày tế lệ trôi qua, làng vẫn chưa tìm được con trâu nào thay thế được. Người ta vẫn tin, phút chót sẽ có linh ngưu ra đời. Vì vậy ông tôi vẫn tiếp tục nuôi con Cò. Mùa nước bỗng về dâng cao mấp mé gò trâu. Ông Chánh bái đến nhà bảo cha tôi coi tìm tằng khạo (người đứng đầu nhóm chăn trâu) mà mang con Cò đi theo len về Bảy Núi để tránh lũ. Nước dâng kiểu vầy rơm làng dựa lại cho Cò ăn vài bữa cũng sạch trơn. Cha con tôi ôm nốp, dắt Cò lên ghe chở ra đầu kinh đào, tôi men theo kinh đào đi nhập bầy len về phía núi.

Cò tuy mạnh khỏe, nhưng tính ra trong bầy trâu len, nó nhỏ con nhứt bầy. Đứng trong đám trâu, nếu nó không phải màu trắng thì khó mà thấy nó ở đâu khi bị đứng chìm lọt thỏm giữa đàn.

Mùa nước năm đó kéo dài đến tận tháng mười Mười vẫn chưa có dấu hiệu nước rút, trong khi chỉ vài tuần nữa thôi là đến lệ tế trâu. Nước dâng trắng đồng, những khu lúa dành cho mùa giáp hạt được bao đê cũng bị nước tràn vào nhấn chìm, làng đứng trước nguy cơ tết Tết này thiếu gạo. Ông Chánh bái rầu lo nói, chắc thành hoàng dỗi nêm nên giáng họa cho làng thất bát triền miên, nước ngập lâu kiểu vầy, đến khi rút thể nào cũng có dịch bệnh.

Làng bắt đầu lo, ngôi đình trên mảnh đất cao ráo cũng bị ngập cao mấy tấc. Nền đình lót gạch bông, bà từ lau chùi ngày mấy đợt, láng bóng. Chỉ mấy hôm đã thấy phù sa đóng đầy, kiểu vầy nước rút rồi thu dọn mệt xỉu cũng không bóng lại như cũ được. Thành hoàng ngồi trang nghiêm nơi chánh điện nhìn ra sân khấu vắng tanh, mùa tế lệ sắp gần, mà nước cứ rượt đuổi nhau trong đình như trẻ con đùa giỡn.

Cha con tôi vẫn còn theo bầy ở Bảy Núi, nhìn theo dấu ngấn con nước ngoài kinh Vĩnh Tế, biết rằng mùa nước ở quê mình vẫn còn cao. Đem con Cò về thể nào cũng chết đói trước khi đem nó đi tế. Thấy vậy cha tôi nán lại với bầy, mặc dù hủ hũ gạo mang theo cũng đã bắt đầu sắp đụng đáy.

Một bữa có trăng, mẻ un trâu nghi ngút khói. Con Cò không biết mắc chứng gì mà cứ lộc cộc đôi chân miết cả điêm. Cha tôi vén mùng ra thăm, thấy khói vầy làm gì có muỗi mồng mà nó quậy chân như vậy. Chui vô mùng không lâu, Cò lại rống lên. Những con trâu khác nằm im ru không một tiếng nào đáp trả. Cò lại rống những tiếng thống thiết. Từ nhỏ đến nay, có bao giờ nó rống như vậy đâu, sao nay lại là lạ kỳ như vậy, chắc nó đau bụng. Tôi thức tìm lá thuốc cho Cò ăn, nhưng nó không chịu, cứ lộc cộc chân hoài không thôi.

Nửa đêm thì từ phía bên kía kia bờ kinh Vĩnh Tế có tiếng động, rồi tiếng pháo rền vang nổ về phía ngôi làng dưới chân núi Tượng, cách chỗ chúng tôi dừng chân cuộc lên trâu không xa. Những con trâu nghe pháo nổ hoảng hốt rống lên, lúc ấy thì con Cò vẫn đứng yên và im lặng. Đôi mắt nó bỗng đỏ ngầu như lửa đốt, dậm chân không thôi. Ít phút sau pháo lại nối tiếp đội về phía cánh đồng chân núi. Bầy trâu bứt đây dây táo tác chạy qua kinh. Tằng khạo đánh trống ra hiệu chạy theo hướng con trâu đầu đàn. Cha con tôi nhảy lên lưng Cò chạy theo. Nhưng không hiểu sao càng chạy thì càng thấy tiếng pháo gần hơn. Không lâu sau thì pháo dứt, nhìn lại phía sau lưng vẫn thấy những đám cháy ngum ngun ngút phía cuối trời. Bầy trâu dừng chân lại, con Cò vẫn không thôi lộc cộc đôi chân, trong khi những con trâu khác đứng yên nhìn dáo dác như vẫn chưa hoàn hồn về kịp.

Pháo lại tiếp tục nổ đồn dồn và giòn tan, lúc này thì pháo gần kề bên, có con trâu trúng pháo, máu văng như sương xuống. Tôi nghe mùi máu, mùi mằn mặn xộc lên mũi mình. Những con trâu khác nghe pháo, nghe mùi máu hoảng hốt chạy tứ tán khắp nơi. Có con bị đúng trúng mìn nổ văng lên rồi chỏng gọng giơ bốn chân lên trời giãy chết. Con Cò lúc này bỗng chạy thành vòng tròn quanh bầy trâu len. Nó như con trâu điên, vừa chạy vừa hùng hục nơi miệng như hâm dọa. Cha và tôi đứng nhìn mếu máo, trong ánh trăng, tôi gọi Cò ơi, Cò ơi. Nhưng nó vẫn không nghe, cha tôi chạy theo giương cây xà lút, nó vẫn không sợ. Nó cứ chạy thành vòng tròn, vừa chạy vừa hùng hục thở. Những con trâu khác bỗng dưng rụt lại đứng yên. Tiếng pháo không rộ nữa, cũng không có tiếng mìn nào. Rồi con Cò dừng lại, nó nhìn về phía xa rồi đâm đầu như chết, chạy về phía đó. Những tiếng người lô xô nổi lên, hồi lâu là tiếng súng. Bầy trâu hốt hoảng chạy ngược về phía con kinh rồi bơi qua kinh chạy về chân núi. Cha con tôi chạy theo bầy trâu. Cha vừa cầm tay tôi vừa lôi chạy. Tôi nhìn lại phía sau lưng mình gọi khan cả cổ, Cò ơi, Cò ơi!

Hôm sau, kiểm bầy, mất hết tám con trâu. Đến xế trưa thì có sáu con trở về, hai con mất là con Cò và con chết mìn. Người dân chạy giặc ngang qua nói, giặc tràn qua biên giới đánh làng, chúng nó giết người chết la liệt. Cha tôi và tằng khạo vốn có máu me giang hồ, nên quyết không chạy, ở lại đây coi chúng làm gì. Bầy trâu neo lại gần chục bữa, nhờ mớ cỏ sau sân chùa mà sống được đến nay. Thấy phía làng đã yên, cha tôi và mấy chú tằng khạo mò lên nắm tình hình. Ông đi đến xế chiều mới về, trên tay cha tôi là cặp sừng màu trắng của con Cò. Lúc đó tôi biết, Cò đã bỏ tôi đi thật rồi. Nó đã cứu mạng chúng tôi, cứu mạng bầy trâu giữa bãi mìn trong cơn loạn lạc.

Mấy hôm sau chúng tôi lục đục đánh trâu về làng. Người ta đón ở đầu vàm, hỏi han đủ điều. Ông Chánh bái nói, con Cò đã làm xong sứ mệnh của nó với làng. Ông nghẹn ngào xúc động nhìn bầy trâu tám con của ông vẫn vẹn nguyên trở về, “con trâu suốt đời nó sống nghĩa tình, hy sinh hết mình với làng, lẽ nào cứ năm năm lại đập đầu tế mạng một con?”. Cha tôi nhìn cặp sừng trâu trên chiếc cộ, tôi biết ông đang nhớ Cò. Nhớ những đêm rằm trong cuộc đi len, cha thường nói với tôi, để qua mùa len, cha về xin ông Chánh bái gieo keo, xin thành hoàng đổi con Ccò với trăm giạ lúa, chắc là được đó Điền?”.

Nỗi niềm của những người dân sống đựa vào sự mầu nhiệm và quyền sinh sát trong tay của thành hoàng, và cũng là nỗi niềm của người nuôi trâu tế chúng tôi, đã được ông Chánh bái thấu hiểu. Ông quỳ trước ban thờ nghi ngút khói hương, gieo keo xin thành hoàng bỏ qua năm nay không tế lệ.

Ngôi đình nước rút còn đầy bùn đất. Hai thẻ tre trơi rơi trên nền gạch đóng lớp lớp phù sa. Thành hoàng cho quẻ âm dương, hiển thị ý ưng lòng không phải tế trâu. Cha tôi nói, “hay xin luôn cho những năm sau, chứ tôi già yếu rồi, thằng Điền không theo nghề được nữa”. Keo thả lần nữa thành hoàng cũng ưng ý cho keo.

Cặp sừng của con Cò được mang vào thờ phía sau vách đình, chung bàn thờ với chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn. Không hiểu sau những mùa lễ lệ sau, mỗi khi ra sau vách đình nhìn hai cái sừng trắng dính vào miếng xương sọ của Cò là tôi lại nghe tiếng rống của nó phía khơi xa, đội dội vào vách núi đá, đội dội vào lòng tôi những nỗi nhớ khôn nguôi về loài vật sống chí tình chí nghĩa…

Làng không còn lệ cũ tế trâu, người ta cũng không còn nuôi trâu cày nữa. Máy cày máy kéo đã rền vang tiếng nổ máy phía ruộng đồng. Nhưng cứ đến ngày mồng ba Tết trâu, những tằng khạo năm nào áo dài khăn đóng, cùng những nông dân khấn lạy Thành hoàng, thần Nông, vẫn không quên nhắc lại cho cháu con nghe câu chuyện trâu Cò.