Jansen Morati

Lời tri ân của tác giả

Tôi cảm ơn tất cả những người dù ít dù nhiều đã cổ vũ và giúp đỡ tôi thực hiện giấc mơ thuở ấu thơ: gặp lại mẹ tại Việt Nam. Hiển nhiên để tìm thấy mẹ là cả một cuộc hành trình hơn nửa cuộc đời. Giờ thì giấc mơ ấy đã thành hiện thực. Tự đáy lòng mình tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người bạn đã khích lệ tôi trong chuyến phiêu lưu cảm động này.

Tôi nhớ đến bạn bè tôi, những người quen, đến gia đình tôi, gia đình vợ tôi cũng như các cộng sự làm việc trong cùng công ty.

Tôi trân trọng cảm ơn ông Henri Lhoste (Hăn-ri-Ô-hos), ông bà Thiémélé Jacques (Thi-iêm-mê-lê-giắc), ông Dally Makagnon (Daly-Mắc-ka-nhong), bà Anquetin (An-cui-tần) ở Paris và ông Đặng Hồng Phúc ở Hà Nội.

Mẹ, em gái và tôi, chúng tôi gửi một lời tri ân đặc biệt tới ông bà Zadi Kessy Marcel.(Za-đi-Kes-sy-Mác-seo)

LỜI ĐỀ TẶNG

Tôi tặng cuốn sách này cho tất cả

1. Những người lính gốc Phi đã hi sinh trên chiến trường Việt Nam. Họ hầu như không biết lý do tại sao mình lại chiến đấu trên mảnh đất này. Rất nhiều người đã hi sinh nơi đây, đến một chút vinh quang cũng không có, khác nào gia súc bị giết mổ rồi đem bày bán ở chợ. Chúng ta không có quyền lãng quên họ. Họ đã ngã xuống nơi chến trường, vì vinh quang và uy danh của mẫu quốc. Một tấm bia mộ, một đài kỷ niệm phải được lập nên trong mỗi đất nước châu Phi quê hương họ, những người bị đẩy vào cuộc chiến, không hề mưu toan lợi lộc gì cho bản thân mình.

2. Những thương binh và cựu chiến binh người Phi trong chiến tranh Việt Nam. Phần đông trong số họ hiện nay đang sống dưới mức nghèo khổ, sống trong tình trạng suy kiệt cả về thể xác lẫn tinh thần. Vậy mà, họ đã bằng cách nào đó tránh cho nước Pháp một trận thua nhục nhã ở vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam tiếp giáp Lào, dù sau đó đã gặp phải trận thất bại Điện Biên Phủ lịch sử. Ngày nay, những người lính này đang sống lay lắt bằng khoản trợ cấp hưu trí ít ỏi nhận từ chính phủ Pháp. Những khoản tiền này không hề tương xứng với những hi sinh mà họ đã cống hiến cho “mẫu quốc” dưới thời thuộc địa.

3. Những người con, cháu của cư dân Đông Dương xưa kia có cha là lính đến từ châu Phi, từ Pháp hay Mỹ. Tôi cũng như các bạn, chúng ta là minh chứng sống cho một giai đoạn xuẩn ngốc và kinh khủng trong lịch sử nhân loại. Mỗi người trong chúng ta hãy trở thành một nhịp cầu trao đổi văn hóa xã hội, thể hiện tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

4. Những ai đang tuyệt vọng tìm kiếm người thân: cha, mẹ, con trai, con gái, chồng, vợ, người mình yêu mến. Con tim họ có thể đang đau xé vì nỗi buồn khi cuộc tìm kiếm thất bại. Tôi khuyên họ đừng bao giờ hết hy vọng, đừng bao giờ nản lòng. Cuộc chiến họ đang theo đuổi rất cao đẹp. Họ không thể lường trước những cung bậc cảm xúc mình sẽ phải trải qua. Có điều chúng hẳn sẽ củng cố quyết tâm và tinh thần chiến đấu để họ theo đuổi cuộc chiến chính đáng này: bất chấp mọi trở ngại để đạt mục tiêu. Có như vậy họ mới nắm chắc trong tay thắng lợi cuối cùng.

5. Những ai nhận ra phần đời mình trong câu chuyện này, khi nhớ lại cách đối đãi bất công, những tước đoạt đau xót bản thân họ từng phải trải qua trong thời thơ ấu hay trong quá khứ gần. Họ, trong một khoảng thời gian nào đó, hay có thể mãi mãi là nạn nhân trong môi trường sống còn đầy rẫy những bất công của họ. Lời khuyên nào dành cho họ ư? Tha thứ phải chăng là câu trả lời thỏa đáng cho những hành động ức hiếp ấy? Đó là điều chúng ta nên cùng nhau suy ngẫm.

Lời nói đầu

Roger Morati gốc thuộc địa Pháp sinh tại bờ biển Ngà, thuộc Tây Phi. Như rất nhiều đàn ông châu Phi khác, anh bị cưỡng bức đăng lính bổ sung tạm thời cho quân đội Pháp. Anh lên tàu sang chiến trường Việt Nam, rồi sang cả chiến trường Algérie. Xuất ngũ, anh trở lại Bờ Biển Ngà. Con trai anh, Jansen Morati, về với gia đình sau 6 năm sống trong một trường cứu trợ xã hội. Cuộc sống của cậu bé Jansen trở thành bi kịch từ đây. Trong nỗi cô đơn của một đứa trẻ bị rẻ rúng và hành hạ, Jansen tìm cách bấu víu vào một điểm tựa. Hình ảnh mơ hồ của người mẹ không ngừng trở về trong tâm trí cậu. Cậu tuyệt vọng bám vào chiếc phao cứu sinh tưởng tượng đó. Cậu muốn gặp lại mẹ mà không hề hay biết kế hoạch ấy điên rồ và bất khả thi đến mức nào.

Bước sang tuổi thiếu niên, giấc mơ tưởng như không thể thực hiện của cậu nhỏ dần nhường chỗ cho một quyết tâm mãnh liệt phải tìm lại mẹ. Nhất định cậu phải học thành tài để có đủ chi phí cho cuộc tìm kiếm. Có những lúc Jansen Morati trở nên bấn loạn phần nào do một số thông tin tiếp nhận được. Những hình ảnh khủng khiếp về Việt Nam không ngừng quay cuồng trong tâm trí cậu. Những lớp phim truyền hình chiếu cảnh máy bay B52 Mỹ ném bom napan xuống Việt Nam khiến cậu phẫn nộ. Trong số những nạn nhân vô tội kia có mẹ cậu không?

Những binh lính Mỹ cuối cùng và toàn bộ nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn di tản vội vã ngày 30 tháng Tư năm 1975 khiến cậu phân vân. Tuy vậy cậu công phẫn bởi những cảnh thời sự trên truyền hình đám đông người Việt Nam này bị dồn ép không hề nể nang sau chấn song sắt của Đại sứ quán. Quân của tướng Giáp sắp tràn ngập Sài Gòn, thủ phủ miền Nam Việt Nam. Tiếng phụ nữ, trẻ em kêu khóc, xin hãy để cho họ qua cổng lớn của Đại Sứ Quán Mỹ xuyên thấu tim cậu. Mẹ cậu, người có lẽ đã đứng về phía Mỹ sau khi Pháp thất thủ tại Việt Nam, không ở trong đám đông kia chứ? Sẽ không có án lưu đày, trại tập trung hay thanh trừng sau khi quân đội Mỹ rút đi chứ? Không lẽ mẹ cậu đã tìm cách vượt biên bằng đường biển? Bằng giá nào kia? Hàng loạt “thuyền nhân” Việt Nam tử nạn trên biển là một thảm họa thật sự đối với nhân loại. Những kẻ chạy trốn kém may mắn thường bị hải tặc tấn công để cướp hành lý rồi đẩy xuống biển. Mẹ cậu không nằm trong số những nạn nhân đó chứ? Hoặc giả thuyền đã chở bà lật nhào ở đâu đó trên biển Đông? Những cơ hội để lần theo dấu của mẹ dần khép lại trong tâm trí cậu, nhưng chúng cũng củng cố quyết tâm của cậu phải đến Việt Nam để biết rõ ngọn ngành.

Đến tuổi trưởng thành, Jansen Morati đặt hết ý nghĩa cuộc đời mình vào một mục tiêu cực kỳ rõ ràng: thành công trong sự nghiệp bằng mọi giá. Ông còn muốn đạt tới một vị trí cao trong xã hội để kiếm đủ tiền và khởi hành đến Việt Nam. May thay vừa lúc ông được thăng chức. Đó là một cơ may quá bất ngờ đối với ông. Chuyến đi này đã có cơ sở để thực hiện. Trước khi bắt tay vào thực hiện, những câu hỏi càng lúc càng trở đi trở lại trong suy nghĩ của ông đến mức ám ảnh. Làm sao để tìm lại mẹ? Phải bắt đầu tìm kiếm từ đâu? Bà có thể đang ở đâu? Bà vẫn còn sống chứ? Người Việt Nam sẽ đón tiếp người có cha từng đứng trong hàng ngũ địch trong chiến tranh như thế nào đây? Đến Việt Nam có quá mạo hiểm không? Sau nhiều lần suy xét, Jansen Morati đã quyết định: Ông phải đến Việt Nam, đến tận nơi tìm lại mẹ và họ hàng bên ngoại của mình.

Đây là kênh youtube chính thức của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, xin mời đăng ký kênh tại đây: Cầm Kỳ Official

https://www.youtube.com/c/CầmKỳOfficial2022

để ủng hộ trang và nhận được thông báo mỗi khi có video mới.

Trên một số nền tảng số khác như:

Facebook: https://www.facebook.com/CamKyOfficial

Website: https://tonvinhvanhoadoc.net

#Võ Thị Xuân Hà

#Cầm Kỳ

#Nàng Thê

Email: [email protected]

Zalo & hotline: 0393 996 018