Hà Khoa Hưng

Hướng tới Ngày sách Việt Nam 21-4, những ngày qua, nhiều hoạt động về sách, phát triển văn hóa đọc đã diễn ra tại nhiều địa phương.

lớn, mà tại nhiều địa phương cũng diễn ra các hoạt động đáng chú ý. Trong chuỗi sự kiện tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhà văn Niê Thanh Mai ra mắt tập truyện ngắn “Phía nào sương thôi rơi” (NXB Văn học). Tham dự cuộc ra mắt, nhà văn Võ Thị Xuân Hà cảm nhận: Đọc truyện ngắn của Niê Thanh Mai, mới chạm vào câu chữ những dòng đầu, sao cứ rưng rưng nỗi sợ kỳ ảo: Sợ người bỏ ta mà đi. Sợ rừng buồn chán mà héo tàn… Nhưng truyện kết thì nỗi sợ cũng kết lắng, để bừng lên những hy vọng tràn đầy nắng gió cao nguyên, đẹp như thành phố nhỏ Ban Mê, nơi nhà văn đang sống và làm việc với chức phận của mình”. Nhà văn cũng nhấn mạnh: “Tất cả những sù sì thô ráp núi rừng, những tinh tế của câu chữ và sự da diết ấm áp trong lành như nước nguồn của mạch văn Niê Thanh Mai tạo nên một bút pháp văn chương thuần tính dân tộc Việt”.

Được biết, Hội VHNT Đắk Lắk với sự chỉ đạo của UBND tỉnh, còn tổ chức nhiều hoạt động trong những ngày này, như tọa đàm “Văn hóa đọc với học sinh THPT Buôn Đôn, diễn ra sáng nay 19-4; tọa đàm “Văn hóa đọc với sinh viên ĐH Tây Nguyên” tối hôm nay; tọa đàm “Ký ức tháng Tư” ngày 21-4; trưng bày sách, ảnh nghệ thuật từ ngày 20 đến 22-4…

Từ tỉnh Cao Bằng, nhà văn Nông Quốc Lập cũng vừa cho ra mắt tiểu thuyết “Phận người miền biên ải” (NXB Văn học) viết về những người dân làng Thua Khuông, xã Đoài Dương. Mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện cuộc đời riêng. Do cuộc sống khó khăn, để mưu sinh lo cho gia đình, họ phải đối mặt rất nhiều nguy hiểm, rủi ro. Trên những cánh đồng mía được thuê chặt, câu chuyện cuộc đời của họ dần dần được hé lộ. Tiểu thuyết được viết với giọng văn mộc mạc, chân chất, tạo cảm giác gần gũi cho người đọc. Là một người con của Cao Bằng, tác giả cho thấy sự hiểu biết và gắn bó với các phong tục tập quán của dân tộc nơi đây.

Theo nhandan.com.vn/baothoinay

Hồng Nhung đưa bài