Phần 20

Nằm ở nhà hộ sinh mấy ngày, tĩnh dưỡng và uống thuốc của thầy Lang, Sen đỡ hẳn không còn trầm cảm. Bà Tiên bế Sửu sang cho hai mẹ con nô đùa, không còn cảnh cô đơn heo hút. Sen dạy học, dạy viết cho Sửu. Ê a mấy câu, để cho đầu nó hoạt động, tiếp nhận cái mới quên đi những cái cũ còn lởn vởn. Dây ốc hương và cái tù và, ông Tiên cho vào tráp khóa lại mang lên đình, đặt trong Hậu cung. Ông nói: “Đây là kỷ vật quý của ngư dân. Ông già ấy không phải ngư dân Khánh Hữu, nhưng đều là con rồng cháu tiên”.

Vợ chồng Tráng vui mừng dọn về nhà mới. Thấy cảnh sống tạm bợ ở túp lều chăn vịt, ông bà Tiên đã thuận cho Tráng về ở nhà của vợ chồng Cốc bên Bái Môn. Dân làng xì xèo điều ra tiếng vào, ông Tiên nói:

Chiểu theo Hương ước về đất đai, đây là nhà của thằng Bùng đã làm lễ dâng Thành Hoàng làng. Soi vào nhà Tráng thì hợp tình, hợp lệ.” .

Ông Tiên nói vậy là mọi người im thin thít. Riêng thằng Toái lại làm ầm lên, có ba ý đồ thế là mất hết cả. Tráng trở thành kẻ thù không đội trời chung, nhưng dấu kín trong lòng, cố đấm ăn xôi. Mày sẽ biết tay ông.

Nghèo thì nghèo thật, đi làm thuê đấy, nhưng lúc cần vẫn phải tỏ ra hào phóng. Trào lưu lúc này là vậy quan to thì ăn to, quan nhỏ thì ăn nhỏ. Dân đút cho quan thì quan lấy. Dân lấy của quan thì dân có tội. Hừ mình làm vế trên cơ mà, có tội gì đâu. Nghĩ vậy Toái đi lùng khắp nơi tìm củ Đinh Lăng mười năm tuổi. Nhà ông Tiên thiếu gì cá, tôm, thiếu gì của ngon vật lạ. Củ Đinh Lăng là đắc sách nhất, tốt hơn cả nhân sâm. Chưa biết chừng lại sướng. “Cái ấy” của ông lâu nay mềm như dưa, uống rượu Đinh Lăng vào còn hơn cả Phóng xì, “cái ấy” lại bật tưng tưng. Sướng bỏ mẹ còn chê cái nỗi gì.

Toái khệ nệ vác một chùm củ Đinh Lăng, nặng tới hai yến, bọc trong lá chuối khô, kẻo người ta nhìn thấy, đẩy cổng đi nhanh vào nhà. Ông vừa ra bến cá về, ngồi uống nước. Toái đặt bịch củ Đinh Lăng xuống hè, thò đầu vào chào:

– Con chào ông bà ạ.

Ông Tiên trêu lại.

– Có mình tao, thì chào tao thôi.

Vội vàng quá, Toái ngượng

– Vâng ạ, con chào ông. Dạ… chả là, nhà con trồng được cây Đinh Lăng mười năm năm tuổi, mang đến biếu ông để ông ngâm rượu. Tốt lắm ông ạ, uống vào thì ông sẽ biết, củ Phóng xì thua xa. đấy ạ.

– Ừ cũng hay đấy nhỉ! – Ông Tiên nhẩm tính – Ông mày chuyển về cái đất cuối làng ấy ở, mới được mười ba năm, còn hai năm nữa cái cây này mọc ở đâu?

Toái bị hớ rồi. Về đất cát nhà cửa ở cái làng này ai ở đâu, từ đâu đến, bao giờ. Không cần sổ sách, ông đều thuộc như lòng bàn tay. Trước câu hỏi ấy Toái lúng túng, lẩm bẩm:

– Thưa ông nó có sẵn ở đấy rồi ạ.

Ông Tiên cười:

– Đấy là bãi sú, nước mặn sao mọc được, nhưng thôi, thế là hiểu. Vậy mày muốn đổi cây này lấy cái gì?

Toái vội vàng đánh trống lảng:

– Dạ thưa ông, con mang xuống bếp cạo sạch cho ông ngâm rượu ạ.

– Không, tao hỏi mày cơ mà?

– Thưa ông, con không dám đổi chác gì đâu ạ. Gọi là miếng trầu đầu câu chuyện – Ngừng một lúc không thấy ông Tiên phản ứng gì, Toái nói tiếp – Chả là thế này, thằng cu Bống nhà con sắp lấy vợ, nhà đông người khó khăn quá, gọi là túp lều cũng không có cho vợ chồng nó. Con muốn xin ông…

Ông nói luôn:

– À muốn xin cái thổ đất của nhà thằng Cốc chứ gì?

Toái mừng quá, không nghe hết đã lôi củ Đinh Lăng xuống bếp. Ông Tiên gọi giật lại:

– Quay lại, tao đã nói hết đâu. Nghe đây cái nhà ấy vợ chồng thằng Tráng đã chuyển về mấy hôm rồi, mày không biết à?

Củ Đinh Lăng trên vai Toái rơi uỵch xuống đất, mặt hoằm hoằm đi thẳng ra cổng, mồm lẩm bẩm: “Rồi chúng mày biết tay ông”. Anh thợ cày đang ở trong bếp, vội đuổi theo trả củ Đinh Lăng cho Toái và quét sạch bụi bẩn dính ra sân. Ông Tiên đặt chén chè xuống tràng kỷ, buông một câu:

“Trên đời ngoài mặt trời ra, thứ không nhìn thấy rõ, chính là mặt trời”.

Thắng và Còi ở đơn vị về, vào thẳng nhà ông Tiên, có việc cấp bách, chưa ngồi xuống ghế Thắng đã thưa chuyện:

– Thưa ông, Cồn Bà là cửa ngõ, giặc Pháp theo đường biển tiến vào, chiếm lại nước ta. Vì vậy ta phải ngăn chúng lại, không cho cây đèn biển sáng, tàu thủy không biết đường vào. Phá tan âm mưu của chúng.

– Đúng phải ngăn chúng lại. Ta đã có cách – ông nhắc lại câu nói của ông già câu cá – Mỗi tấc đất là một tấc lòng thiêng liêng, để mất nơi ấy là tội không thể dung tha.

Ngay lập tức ông giao cho thằng Bỗng, trèo lên chòi phóng thanh loan báo cho dân làng biết. Trai tráng lên thuyền ra đảo. Mặc dù đói kém thóc gạo chưa đủ ăn, nhưng tùy tâm đóng góp, nuôi quân đánh giặc.

Ông Tiên cho hạ thủy hai con thuyền lớn, ông mới đóng, đưa người ra đảo. Một thuyền do Tráng chỉ huy và thêm sáu trai tráng nữa. Một thuyền Thắng và Còi chỉ huy chiến đấu, ông Tiên chọn tay lái cừ khôi nhất điều khiển, cùng với Nho và Toái. Nhưng đến giờ trót, Toái không đến, có người bảo “Nó sợ chết, trốn đi rồi”. Thằng Bỗng xung phong cầm loa tay đi theo để ra lệnh cho chúng đầu hàng. Thế là đủ đội quân hùng hậu lên đường. Dân làng lũ lượt mang lương thực, thực phẩm ra đóng góp. Ông bà Tiên và thầy Lang gửi quần áo, thuốc men cho ông già đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu với giặc Tây ở ngoài Cồn Bà.

Sáng sớm, chờ con nước lên, Anh Thắng ra lệnh xuất phát. Hai con thuyền căng buồm rẽ sóng tiến thẳng ra Cồn Bà. Gió yên biển lặng, mặt trời lên chưa đủ con sào thì hình bóng Cồn Bà đã hiện dần. Đột nhiên từ trong Cồn, phát ra một tràng súng nổ thị uy. Thắng phát lệnh: “Trên Cồn có địch, tất cả dừng lại”. Tráng nói theo: “Ta chậm mất rồi, chuẩn bị chiến đấu”. Từ đằng xa, một chiếc xuồng máy phóng tới. Tráng nhìn rõ trên thuyền có hai người, không có súng. Thắng gào to, Tráng nghe rõ và xoay buồm rẽ sang một hướng khác. Thắng cho thuyền mình chạy thật nhanh ra xa, làm mồi cho xuồng địch đuổi theo. Mê mải đuổi con mồi một lúc, xuồng địch hết dầu đứng khựng lại. Ngay lập tức thuyền Thắng quay lại và thuyền Tráng vượt lên, hai gọng kìm khép vào, tóm gọn hai tên địch. Bây giờ Tráng mới nhìn rõ, nằm dưới xuồng là ông già đánh cá bị thương hôm nào. Điên tiếp Tráng nhảy xuống xuồng tát cho mỗi thằng Tây một cái đau điếng. Còi lao theo, trói chặt hai thằng vào nhau. Anh Thắng hỏi bằng tiếng Pháp:

– Mày mang ông già này đi đâu?

Một thằng nói.

– Tao đánh chết, bây giờ mang ném xuống biển.

Tráng lại tát thêm một cái nữa, Anh Thắng giữ tay lại hỏi tiếp:

– Chúng mày lên đảo làm gì?

Nó trả lời:

– Đốt đèn biển.

Anh Thắng lại hỏi:

– Trên đảo còn mấy người?

Nó nói:

– Một tiểu đội.

Anh Thắng và Tráng bàn nhanh: “Nó đông lại có súng, ta không thể vào được, về đã rồi tính sau”. Tráng lệnh chuyển thi hài ông già lên tàu chở về làng. Còi căm tức “Còn hai thằng này ném xuống biển, nó giết người mình thì mình phải giết nó”. Thế là hai thằng Tây, chìm xuống đáy biển nằm cho cá ăn.

Chiếc xuồng buộc vào thuyền kéo về làm chiến lợi phẩm. Bên trong Cồn Bà tiếng súng nổ bành bành đuổi theo. Thằng Bỗng đứng trên mũi thuyền hiên ngang nói vào loa tay “Biển của tao rộng mênh mông, đất của Tổ tiên tao bao la bát ngát; viên đạn nhỏ nhoi của bọn mày làm sao với được”. Cồn Bà đi ngược con thuyền xa dần, xa dần rồi mất hút.

Về đến cầu cảng, cả làng ra đón. Thi hài ông già được mang về bãi tha ma Hoang Điền. Ông Tiên và thầy Lang đích thân khâm liệm, mặc cho ông bộ quần áo mới. Hai tay đặt lên bụng, cầm tấm thẻ thân, từ giờ phút này ông chính thức là người làng Khánh Hữu. Lúc sống không có nhà cửa, đất cát. Lúc chết ông có hai mét vuông đất, yên nghỉ trên đất này. Lời cầu nguyện của dân làng vang lên, cùng tiếng chuông chùa đưa vong linh ông về cõi an lạc.   

.

Chương Năm

1

Từ ngày chiếm được cây đèn biển Cồn Bà, suốt ngày đêm, dọc sông Cái tàu chiến của Pháp chạy ầm ầm, rẽ sóng dạt các con thuyền đánh cá vào bờ. Thi thoảng lại nổ súng bắn chìm, người chết nổi lềnh bềnh, máu nhuộm đỏ dòng sông. Không một đò ngang, đò dọc nào dám bén mảng. Từng tốp lính Pháp đổ bộ lên hai bờ sông, chiếm đất xây đồn, xây bốt.

 Một đêm đông, rét cắt da cắt thịt, có bóng người khoác chiếc áo tơi từ dưới tàu chiến đi lên. Họ đi vội vã về làng Cao Đồng, gõ cổng nhà bà Cả Trường rồi nhanh chóng lẻn vào. Dưới ánh đèn tù mù trên đĩa dầu lạc, nhận ra đó là Trần Hâm, quan Thừa phái hồi Nguyễn Quan Trường làm tri phủ. Ngọn lửa phụt tắt, tiếng xì xào, to nhỏ của ba người:

Bà Cả Trường:

– Đêm hôm khuya khoắt thế này, anh vào đây làm gì? Bọn du kích mà biết thì chết cả lũ.

– Bà không sợ, đã có tàu chiến Pháp yểm trợ.

Trần Hâm đảo mắt khắp nhà trả lời. Bà Cả vui vẻ cười nói:

– Thì ra anh đã tìm được người Pháp. Giỏi, đúng là Trần Hâm. Phải nhanh chóng lập lại chính thể.

  Trần Hâm thấy tự tin hơn:

– Vâng, Bà còn nhớ thế là mừng rồi.

Bà Cả:

– Ta nhớ chứ, nhớ cả lúc anh bám đít con mẹ Tuyết Hồng để chạy trốn.

Trần Hâm căm tức nói:

– Đồ trở mặt, nó đã chạy theo thằng Tây đen, đồn trưởng Robel, bỏ tôi lại trong đám nông dân đánh chiếm phủ đường hôm ấy. Nhất định tôi phải giết nó.

Từ nãy giờ Bằng ngồi nghe, bây giờ mới lên tiếng:

– Nó đã cao chạy xa bay rồi còn đâu mà giết, hão huyền.

Trần Hâm nói nhỏ:

– Bà và cậu nghe đây. Quân đội Pháp đã đánh chiếm được nhiều nơi dọc sông Cái. Lấy đất xây đồn xây bốt, lập làng tề. Quân đội Nhật đã cút hẳn. Nhất định chính phủ mới của Pháp sẽ thắng.

– Sao anh biết? Bà Cả hỏi dồn.

– Tôi vừa ở dưới tàu chiến lên, chỉ huy Pháp lệnh tìm bà và cậu để xây đồn, lập làng tề.

– Thật không? Bằng hỏi dồn.

– Quan hai Pháp có danh sách, phong cậu làm đồn trưởng. Sau này chiếm được nhiều làng tề, tôi sẽ làm tỉnh trưởng, chúng ta phải đồng tâm cậu nghe chửa? Trát đây.

Bằng cầm tờ trát đưa lên môi hôn, sung sướng nóng ran cả người.

Sáng tinh mơ hôm sau, Trần Hâm cải trang, vác cày và dắt trâu, cùng Bằng ra đồng. Hai người tìm được mảnh đất rộng của bà Cả Trường cho nhiều hộ cấy rẽ gọi là Mả Nàng. Một bên là nhánh sông, thông ra sông Cái. Một bên là đường, nối với các làng lân cận. Thật thuận tiện cho cả đường bộ và đường thủy. Vị trí chiến lược và chiến thuật đây rồi.

Ngay đêm hôm ấy, hai người đóng giả là dân đi bắt ếch, xách đèn bão ra bờ đê sông Cái chờ tàu chiến. Trần Hâm đánh tín hiệu đèn, giơ lên, giơ xuống theo chiều dọc hai lần và sang ngang ba lần là an toàn cho tàu vào. Nếu đèn quay thành vòng tròn liên tiếp là nguy hiểm, tàu phải tránh xa. Tàu từ xa nhận được tín hiệu an toàn, tăng tốc đáp vào bờ. Một trung đội quân Pháp có đầy đủ vũ khí trong tay, đổ bộ lên. Theo sau là chiếc xuồng nhỏ đi vào nhánh sông chở đầy lương thực, đạn dược và nhà dã chiến. Súng liên thanh ở dưới tàu đồng loạt bắn chỉ thiên, yểm trợ cho đội quân tiến vào nơi tập kết. Trên đám đất Trần Hâm đã chọn, lính Pháp nhanh chóng dựng lều trại, đào hào, đắp ụ súng, rào giây thép gai sẵn sàng chiến đấu. Mọi việc xong xuôi, gà gáy sáng một loạt súng bắn lên trời, báo hiệu quân Pháp đã chiếm được mảnh đất này, cũng là đe dọa: Hãy coi chừng đứa nào dám bước chân đến đây.

Thấy tiếng súng nổ gần, dân làng Cao Đồng hốt hoảng chạy trốn, hò hét: “Làng nước ơi! quân Pháp đã chiếm đất Mả Nàng mình rồi, chạy đi làng nước ơi!”. Một số người kéo đến nhà bà Cả kêu:

– Bẩm bà, ruộng ở Mả Nàng bà cho chúng con cấy, đêm qua Tây về đóng đồn, phá hết cả lúa rồi ạ.

Bà Cả vấn vội cái khăn trên đầu, mồm nhai trầu tóp tép, nói:

– Ta biết, các ông ấy về đóng đồn là phận sự của họ, ta đâu làm gì được. Việc nộp tô thì vẫn phải nộp chứ ta bắt đền họ à.

– Trời ơi là trời, mất ruộng rồi còn lấy thóc đâu ra mà đóng hở trời.

Bằng đeo khẩu súng ngắn có bao da mới tinh, trễ xuống tận ngang hông, từ trong nhà ra khuyên giải:

– Không phải kêu trời, kêu ta đây này. Ta là đồn trưởng. Ta sẽ miễn tô tức ba năm liền cho tất cả trai tráng mười tám tuổi trở lên, nếu chịu đi theo ta, gia nhập lính Bảo Hoàng. Nghe rõ chửa?

Nhiều người xì xèo hỏi:

– Thưa cậu đi lính đóng ở đâu ạ?

– Đồn Mả Nàng, chứ còn đâu nữa. Cơm ăn hai bữa, quần áo được cấp, gần vợ gần con. Thằng nào đi thì vào ghi tên, Không đi thì về mang thóc đến đây nộp tô, nhanh lên.

Y Vân vợ Bằng ngồi trên hè nhăm nhăm quyển sổ ghi tên. Biết làm sao được, lâm vào cảnh này đành phải chịu, nhắm mắt đi ghi tên.

Thế là trong nháy mắt, không mất một viên đạn,  Bằng đã bắt được ba mươi nhăm trai tráng bổ sung cho đồn Mả Nàng. Đang điểm danh quân số, dẫn về đồn thì thằng Tây đen cảnh giới, dẫn Toái vào, chúng nói với nhau bằng tiếng Tây, Y Vân vợ Bằng dịch lại:

– Cậu Bằng ơi, nguy rồi.

Bằng quay giật lại quát:

– Mày sang đây làm gì?

– Cái nhà của cậu ở Bái Môn, lão Tiên cho vợ chồng thằng Tráng về ở rồi.

– Bố thằng Còi, đúng không?

– Đúng thế ạ.

– Hừm, ghê thật.

– Con căm lắm, định lấy để cưới vợ cho thằng con.

– Sao không báo trước cho tao.

– Cái đầu con nó ngu muội quá, không nghĩ ra. Nó còn bắt con ra Cồn Bà đánh nhau với người đốt đèn, con sợ quá chạy trốn sang đây tìm cậu.

Bằng ngửa cổ lên cười vang:

– Nào giết được ai đâu, đèn vẫn sáng, tàu vẫn chạy vào đây. Xem ai thắng ai – Bằng gật gù như thằng say – Mày có muốn trả thù không?

– Thề với cậu, con sẽ phanh thây cái bọn chữ nghĩa bảo thủ, cho hả lòng hả dạ.

Bằng xoa đầu khen:

– Tốt, tốt, đứng vào hàng kia cho mày làm tiểu đội trưởng, thế là ta có đủ ba tiểu đội, ba mươi sáu người, một trung đội. Nghiêm, đi đều bước.

Từ nay trên con đường huyết mạch, có đồn lính Mả Nàng do Bằng làm đồn trưởng chắn giữ vùng biển, sông ngòi và vùng đất quan trọng này.

Người dân lại lâm vào tự cảnh chém giết lẫn nhau, giành lại đất đai.

2

Bằng dẫn quân đi rồi, Y Vân và Y Mai cũng ra đồn để làm thông ngôn, mang theo cả người hầu con ở. Đêm nay nhà chỉ còn lại bà Cả và Trần Hâm. Chèn chặt cổng, thả đàn chó ra, thế là Bà yên tâm vội vã quay vào. Trên giường Trần Hâm đã nằm chờ. Bao ngày lưu lạc khắp đó đây, lúc sống, lúc chết, xa vợ xa con đi tìm đường sống. Bây giờ gặp được đàn bà, bản năng của đàn ông trỗi dậy. Tuy tuổi đã quá ngũ tuần, nhưng dư vị của sơn hào – hải vị trong những ngày làm quan đã nuôi cơ thể Trần Hâm béo tốt đẫy đà. Hắn ta lè nhè:

– Lâu thế?

Bà Cả thổi phụt ngọn đèn dầu lạc, vội vàng lên giường, tay quờ phải “cái ấy” của hắn ta:

– Gì mà cứng thế?

– Ừ, đang thèm.

Hắn ta đè ngửa, trèo lên ngấu nghiến một hồi, tỉnh lại thấy chẳng ăn thua mẹ gì. Tuy chỉ hơn mình vài tuổi, nhưng bà ta gầy đét, sờ mãi chẳng thấy vú đâu, “số ta” thì lép kẹp nhăn nheo, vài cái lông lưa thưa, bên trong thì “hạn hán”. Đành vậy, lấy đâu ra của đẹp lúc này. Có làm quan nọ, quan kia nữa đâu mà có gái hầu. Bà ta cũng một thời vợ quan tri huyện, đệ nhất phu nhân chứ ít à. Ngày ấy hạng ông ta đâu dám với. Bây giờ là của vớ được, ông ta cố đút vào. Đau rát, lại thêm cái thân hình nặng chịch đè lên. Bà ta thở hồng hộc, muốn đẩy xuống nhưng thôi, cố chịu cho lão ta sướng. Càng dập bà cố ưỡn lên, lão ta hào hứng lại dập mạnh. Hồi lâu thì hai “cái ấy” ướt nhẹp, ông ta lăn kềnh xuống, mồ hôi đầm đìa. Bà ta hết đau, lại thấy âm ỉ sướng. Bây giờ nghĩ lại, Tri phủ Nguyễn Quan Trường chán, đi lấy con mẹ Tuyết Hồng là cũng do bà. Mải mê đi chiếm ruộng đất của người khác, không biết đến cái mẹo này, để kẻ khác chiếm mất chồng mình. Làm người đàn bà phải biết yêu mình, làm đẹp cho mình thì chồng mới quý. Chồng yêu thì cái gì cũng có. Việc nhà cửa, ruộng đất, thăng quan tiến chức là của đàn ông. Đàn bà phải có nhiều mẹo để giữ chồng, hàng đầu là mẹo lúc chồng đè lên bụng. Nhất định phải thế, bây giờ việc tranh giành đất đai để cho thằng Bằng. Bà quyết giữ lấy lão này, nay mai lão làm tỉnh trưởng, thì mình là Bà lớn. Hì hì.

Cười một mình, bà quay sang vuốt ve Trần Hâm:

– Anh yêu, đã thỏa mãn chưa?

– Em thế nào? Sướng chứ?

Bà Cả ưỡn người, cầm chặt “cái ấy” vuốt lên, vuốt xuống, Trần Hâm run lên bần bật, nhổm người trèo lên thì bà Cả nhẹ nhàng đỡ xuống. Mẹo mà:

– Thôi mà, nghỉ đi lấy sức để tối mai, anh yêu nào.

Thực ra thì Trần Hâm cũng mệt, cú vừa xong xuất hết “hàng tồn”, dàn dụa khắp “vùng hạn hán”.

– Ừ, anh ôm em ngủ nhé.

Thế là mắc câu rồi, Bà Cả õng ẹo gợi thêm:

– Anh làm tỉnh trưởng, em làm bà lớn, thêm một cấp nữa, oai không anh?

Trầm Hâm hãnh diện:

– Nhất em rồi, không phải đến ngày ấy, mà bây giờ em đã đang làm đấy thây.

– Ứ phải, đâu có. Bà Cả vẫn lựa lời.

– Đang ôm anh đây thây.

Trần Hâm vơ về mình. Bà Cả quay ngoắt đi, dỗi. Lại dở mẹo:

– Thằng quan nào chả đi ôm gái.

Trần Hâm chạm tự ái bèn ra oai:

– Không những ôm anh, mà em còn ôm một khoản tiền lớn đấy.

– Có mà trên răng dưới dái. Bà Cả nhấn thêm.

Tức mình, Trần Hâm vùng dậy, lấy cái áo dạ nhà binh giấu trong bị cói lôi ra một bó tiền:

– Gì đây, tiền của quan Tây cấp.

Mắt bà Cả sáng lên, nhưng vẫn mẹo. Hỏi:

– Để làm gì vậy?

– Còn làm gì nữa. Xây đồn bốt, nuôi quân lính, lập làng tề… Cứ ba tháng một lần tàu chiến rẽ vào cấp thêm. Em làm thủ quỹ cho anh nhé?

Không nói gì, bà Cả ôm chầm lấy Trần Hâm. Tiền, tình đã tăng lực, bà đè nghiến xuống nằm lên trên. Hai vú thõng xuống, đầu vú rê rê lên đôi mép Trầm Hâm. Ông ta xoay đầu, đuổi theo, đớp được, ngậm chặt. Cầm bàn tay lão, thấy mỏng và lạnh, bà giật mình, chợt nhớ. Những thằng đàn ông có đôi bàn tay mỏng và lạnh, đa phần đều tủn mủn, cả ghen, thiếu đi phong thái đàn ông.

Mặc kệ. Con cá đớp mồi. Con cá cắn câu.

3

Sáng nay, Bằng dẫn quân đi mở trận càn đầu tiên. Tối qua Trần Hâm cho gọi Bằng về để bày mưu tính kế. Từ hôm lọt vào đây, Trần Hâm không bước chân ra khỏi cổng, lúc cần vi hành thì phải cải trang. Người làm, kẻ ở đuổi hết. Bằng bắt người lạ từ đâu mang về nấu cơm và canh gác. Tuyệt đối nghiêm ngặt, bí mật. Nhất nhất mọi công việc ngoài Đồn, Bằng phải xin lệnh Trần Hâm.

– Đây là trận càn đầu tiên, phải chiến thắng – Trần Hâm nhấn mạnh – Một sống, một chết phải chiếm được nhà đất cho sỹ quan Toái để vui lòng chiến binh. Bắt tên Khiếu về đồn, phong ông ta làm lý trưởng làng Bái Môn. Làng nào trả về làng ấy không chung với Khánh Hữu, Bái Môn là Bái Môn. Đây là làng tề đầu tiên cho các làng khác noi theo. Ông Khiếu, dòng dõi nhà quan. Nối dõi tông đường, hai chú cháu phải đứng lên, đè đầu thiên hạ. Nghe rõ chưa?

Bằng dậm chân đứng nghiêm, đập tay vào ngực vung ra trước mặt, bắt chước kiểu lính Nhật:

– Vâng lệnh.

Hai quả moóc – chê từ đồn Mả Nàng bắn đi, nổ ùng ùng. Một quả trúng cầu khỉ qua sông Nê vào làng Bái Môn, gãy đôi. Một quả nổ ngay đầu làng Khánh Hữu, chặn đường tiếp viện. Tài thật, thế là chúng cô lập Bái Môn để tiến quân vào. Địa hình Bái Môn có hai nhánh sông Nê, như hai gọng kìm ôm chặt. Thuyền của tiểu đội trưởng Toái đi theo nhánh sông bên phải. Nhánh sông bên trái là thuyền của đồn trưởng Bằng. Không gặp một kháng cự nào chúng đổ bộ lên Bái Môn. Bằng nhanh chóng xộc vào nhà chú Khiếu. Toái dẫn quân tiến thẳng vào nhà Tráng…

Từ hôm thằng Toái bỏ trốn, mò sang đồn Mả Nàng xung vào lính, dân làng đồn ầm. Ông Tiên biết ngay, nó thù về chuyện đất cát, chuyện làm công quả cho nhà chùa. Dòng dõi nhà nó là vậy. Ông nó, bố nó bây giờ đến nó, con người chỉ biết coi trọng lợi ích của bản thân, luôn thấy lợi trước mắt, gạt bỏ lương tâm coi tình thân như rơm rác, chà đạp lên đạo nghĩa. Vì vậy nó sẵn sàng cầm dao đâm sau lưng ân công là đúng thôi. Nghĩ vậy, ông Tiên đã chặn trước, không để chuyện đó có thể xảy ra. Cho tìm Còi về, ông nói:

– Bố Tráng mày đang đánh cá ngoài biển, việc này không thể chần chừ. Ngay đêm nay phải sang nhà đón bu Sen con về đây. Phải bơi qua sông Nê, không được đi trong làng, có kẻ nhìn thấy nó giết. Bái Môn là lắm bè lắm cánh, hằm hè nhau. Ông cho thằng Thuận đi cùng, nó bơi giỏi. Phải thật kín, nhớ chửa?

Đêm ấy khuya lắm, làng xóm yên ắng, gió biển thổi ào ào, sóng dồn đuổi nhau trên bãi cát. Còi và anh Thuận, hai người len lỏi trong làng. Nhà tối om, đã tắt đèn đi ngủ. Ngôi nhà này quá quen thuộc, hồi mẹ Na còn sống Còi đã vào nhiều. Gõ nhẹ vào tấm liếp bên đầu giường Còi gọi:

– Bu ơi, bu!

Sen thiu thiu ngủ, giật mình, nghe gọi lần thứ ba, nhận ra Còi mới lên tiếng:

– Ai đấy?

– Con Còi đây, bu mở cửa, không được bật đèn.

Cửa mở, Còi lẻn vào, anh Thuận đứng ngoài canh gác. Hai người trao đổi rất nhanh rồi vội vã đi ra.

Ba người tụt xuống sông Nê. Không may đúng chỗ đất lở, sâu hoắm, Sen chìm, nước xoáy trôi đi một đoạn. Anh Thuận vội vàng lặn xuống đẩy lên, dìu qua xoáy nước, bơi ra giữa dòng. Sen quen với sóng nước từ nhỏ, bơi lặn dưới đáy biển mò cua, bắt ốc không kém gì con trai, nhưng vừa qua căn bệnh trầm cảm, nên sức khỏe và tinh thần có giảm sút.

 Cái đêm này, không khác gì cái đêm Còi và Na dìu nhau qua sông, rồi bị nhốt vào chuồng trâu nhà Lý Khoái. Hôm nay lại lặp lại nhưng không rùng rợn bằng. Đến bao giờ, cuộc đời này mới hết “họa vô đơn chí”.

Hai người kẹp hai bên đưa Sen vào bờ, vừa lúc gà gáy sáng. Ông bà Tiên mừng rỡ, đốt lửa sưởi ấm. Mé làng Bái Môn, hai tiếng moóc – chê, nổ ùng ùng…

Toái điên tiết không bắt được vợ chồng Tráng. Nhưng lại mừng, Toái hét vang: “Ha ha, ha. Đất này là của ta, nhà này là của con trai ta”. “Đất muôn năm”.

Trên giường còn hơi nóng, dưới bếp còn hơi lửa, Toái ra lệnh “Lục tìm ngay, chúng nó còn đâu đây, bắt về đây cho tao.”. Khóa cửa lại, đút chìa vào túi, Toái cầm quân bới khắp bụi tre, gốc chuối không thấy gì. Chúng ào xuống biển vượt sang vườn chim, căn lều của nhà Tráng hiu quặng, đàn vịt chạy tung tóe. Toái ra lệnh đốt lều, ngọn lửa bùng lên nổ lộp bộp, đàn vịt sợ hãi kêu ầm ỹ, nhiều con nhảy vào đống lửa cháy đen, khét lẹt. Bọn lính xô nhau bắt vịt. Đàn vịt của Sen tan đàn. Mỗi thằng, dăm ba con, đút vào túi quần rộng thùng thình dưới đầu gối. Trên đầu súng treo tùm lum những con vịt giãy đành đạch. Chúng nghênh ngang xuống thuyền, trở về đồn Mả Nàng.

Vịt kêu càng cạc, lẫn tiếng cười khành khạch vui mừng chiến thắng ra quân trận đầu.

4

Lão Khiếu giờ gọi là Lý Khiếu, em Lý Khoái “giỏ nhà ai, quai nhà ấy”. Lý Khiếu đi theo vết xe đổ mà ông anh đã chọn. Được Trần Hâm, quan trên tâng bốc là làng tề kiểu mẫu, cho tiền, cho lính về canh gác. Lý Khiếu vênh váo, khệ nệ hơn Lý Khoái ngày xưa. 

Cây cầu khỉ, đạn moóc-chê bắn gẫy thế mà hay, ai vào làng phải đi đò. Qua đò có bốt gác khám xét kỹ lưỡng, kể cả bố mẹ bên Khánh Hữu sang thăm con. Nhiều đàn bà bị chúng bóp vú sờ l… kêu toáng lên. Cứ thằng nào làm được nhiều “trò ấy” là Lý Khiếu thưởng. Lâu rồi chẳng ai thèm sang Bái Môn làm gì. Người làng cũng bỏ nhà, bỏ ruộng xuống biển dong thuyền kiếm ăn. Trai tráng xung vào lính đồn Mả Nàng, làng xóm vắng tanh. Thế là vớ bở, ai đi khỏi nhà, Lý Khiếu tịch biên ruộng đất vào tay mình luôn. Đau đớn nhất là nhà hộ sinh, đất đai của nhà Bùng đã được dâng lên Thành Hoàng làng. Thành quả của cộng đồng xây dựng lên, đã cứu sống bao người. Vợ con thằng Bằng cũng thoát chết nơi đây; Thế mà Lý Khiếu ra tay chiếm đoạt.

– Ngày mai bà phải đi khỏi nơi này – Lý Khiếu dạng chân trước cửa hạch – là dân ngụ cư không ai chứa chấp. Bà đỡ kia hiểu chửa?

– Ơ, tôi là dân Khánh Hữu cơ mà, nhà hộ sinh của làng, ông đi hỏi ông bà Tiên ấy. Bà Đỡ ngạc nhiên nói.

Vẫn cái giọng hách dịch:

– Bây giờ khác rồi, không còn tiên với quỷ gì nữa.

– Dù sao thì ông cũng để tôi đỡ hết ca này. Nếu không ông chui vào mà đỡ đi, đấy đầu nó thò ra khỏi lồn rồi đấy. Bà đỡ bỗ bã đi ra.

Lý Khiếu cuống lên:

– Ơ con mẹ này hay nhỉ, tao nói là nói vậy, chứ  ngày mai cơ mà.  

Bà đỡ lại lý sự:

– Ngày mai có người khác đẻ thì sao?

Lão Khiếu cùn đời

– Thì ngày kia?

– Ngày kia lại có người vác bụng đến nữa?

– Ơ cãi bướng à – Lão quay ra hô bọn dân phòng – Chúng mày hạ cái biển đỡ đẻ kia xuống, dỡ hết đồ đạc ném xuống ao cho tao, làm nhanh.

Chúng ào ào phá dỡ. Bà đỡ tay bế đứa bé bọc trong chăn, tay dìu sản phụ đi ra. Bà nói:

– Của cải của tao là đây, chúng mày vào chiếm đi.

Chị sản phụ nắm chặt tay bà:

– Bà về nhà cháu bà ơi. Ngày xưa ông cháu đã dạy lũ trẻ nho sinh: Người mạnh là người giúp đỡ người khác trên đôi vai gầy của mình đấy bà ạ.

Thôi ta về đi bà.

5

 Nghe tin hai vợ chồng Á Bung xuống xuôi mới về, tối hôm ấy cả bản kéo đến đầy nhà, ngồi nghe kể chuyện. Từ khai thiên lập địa đến giờ, người Sán Dìu bản Núi Đèo chưa ai biết biển ở đâu, biển như thế nào. Được nếm hạt muối, được ăn con cá mực là diễm phúc lắm rồi. A Hiêng thế mà tốt số, lấy được thằng Á Bung giỏi giang lại có nhiều muối. Nghe kể những câu chuyện về làng Khánh Hữu ai cũng vui, ước gì bao giờ Núi Đèo mới được như thế. A Hiêng chia cho mỗi nhà một nắm muối, một vài con cá khô gọi là có chút quê miền biển. Á Pàu thả cần rượu trong bình, khề khà:

– Thằng Á Coi, không về bản tao buồn, nhưng lại mừng cho nó. Vào giải phóng quân rồi, nay mai nó được đeo lon, mặc áo nhà binh. Sướng rồi. Cả bản này có đứa nào được thế không? Người miền biển tốt bụng lắm. Họ ăn nhiều muối với cái tôm, cái cá nên họ có cái óc trong đầu à.

–  Không phải thế đâu bà con à – Á Bung phân giải thêm – Ta ở trên núi, họ ở dưới biển. Người xưa đã nói rừng vàng, biển bạc cơ mà. Nhưng vẫn nghèo, vẫn khổ vì bị cướp hết ruộng đất, nhà cửa. Khe Cau của ta màu mỡ tốt tươi, thế mà có được hưởng đâu à. 

Á Pàu đứng hẳn lên nói mạnh mẽ:

– Đúng à, muốn ăn củ khoai, củ sắn thì phải có đất mà cắm. Có đất mà lười thì cũng chết đói à. Công binh xưởng Khe Cau đấy, nước ngập gần một tuần trăng, hỏng hết súng đạn. Vì cái đầu của nó không chịu nghe ta à!.

Câu chuyện ấy đến hôm nay dân bản vẫn còn sợ. Chưa bao giờ Khe Cau lại ngập lụt như vậy. Cả thung lũng mênh mông nước. Trời mưa tầm tã mấy ngày liền, nước không có đường thoát, cứ thế dâng lên. Lính binh xưởng chạy toán loạn lên đỉnh núi. Á Pàu đứng trên Núi Đèo gào to “Phải mở rốn bụt cho nước chảy đi à”. Rốn bụt là gì, ở đâu chẳng ai biết. Người Sán Dìu sống ở Khe Cau, bao đời thì biết. Đất của Tổ tiên để lại cho  con cháu linh thiêng lắm. “Hiền như đất”, và cũng “hung như đất”. Trong thung lũng Khe Cau có một cái rốn nước hay còn gọi là Rốn Bụt nằm tận cùng phía bắc. Rốn Bụt thông xuống một dòng sông ngầm trong lòng núi. Từ ngày trời đất sinh ra chưa một ai dám bước chân xuống. Hàng năm dân bản phải làm lễ tế Thần nước, Thần núi, tắm rửa Rốn Bụt thông quang cho nước chảy. Công binh xưởng đã không tuân thủ phép trời, phép nước bịt kín Rốn Bụt lại. Thiên đình tức giận nổi phong ba bão táp, đổ mưa ngập chìm Khe Cau. May, lúc đó vợ chồng Á Bung và Xoa từ dưới xuôi lên. Là dân miền biển giỏi bơi lặn, hai cậu cháu Bung đã nhảy tùm xuống thung lũng bơi ra Rốn Bụt, nơi quen thuộc mà Á Bung đã từng làm lễ tế. Ở dưới nước, hai cậu cháu phá từng hòn đá. Một hồi lâu kè chắn cửa rốn được mở toang, nước ầm ầm chảy xuống dòng sông ngầm. Công binh xưởng hiện dần, hiện dần, mang trên mình đầy bùn đất.

Ban chỉ huy Công binh xưởng vui mừng, không biết nói gì, chắp hai tay lên trời cùng Á Pàu và mọi người trong bản, tạ ơn trời đất và Thần núi, Thần nước…

Mấy ngày sau, Xoa bất ngờ, được Ban chỉ huy Binh xưởng cử đi học quân y. Thế là toại nguyện. Xoa đã thực hiện được mong ước và lời căn dặn của thầy Lang Tế. Mang những hiểu biết sẵn có của mình để học tập và chữa bệnh sau này.